Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa trị viêm loét dạ dày. Nếu muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này thì cần lưu ý thật kĩ trong vấn đề ăn uống. Cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? để giúp gia đình mình ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
Vì sao lại bị đau dạ dày ?
- Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Hầu hết người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis).
- Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuô’c lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là cũng là những lý do rất dễ dẫn đến mắc đau dạ dày.
- Nguyên nhân khác: Lạm dụng thuô’c kháng sinh giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày. Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức. Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,… tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Khi dạ dày bị viêm loét người bệnh sẽ bị hạn chế chức năng tiêu hóa, vì vậy bệnh nhân cần chọn thực phẩm phù hợp để bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nhóm thực phẩm phù hợp cần đảm bảo các yếu tố: bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét hoặc giúp giảm tiết acid.
- Các loại rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho dạ dày đặc biệt là cải thiện tình trạng viêm loét như: vitamin A, vitamin C, K, sắt, canxi,… Các loại rau màu xanh đậm phù hợp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày gồm có: bắp cải xanh, măng tây, đậu xanh, rau bina, cải xoăn,…
- Bổ sung các loại đậu bắp: Chứa nhiều vitamin B, C, E…. cần thiết giúp bảo vệ và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng hỗ trợ làm lành các vết loét nhanh chóng.
- Bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều sữa chua: Trong sữa chua Có nhiều probiotic và enzyme với tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được ăn sữa chua khi đói.
- Chuối: chuối là một loại quả mà bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn, bởi chuối có khả năng khắc phục đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng trong chuối có chứa thành phần có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP và tăng chất nhầy giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Sau bữa ăn mỗi ngày nên ăn ít nhất 3 quả chuối sẽ cải thiện bệnh dạ dày rất tốt.
- Gừng: Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Người bệnh nên bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày bằng cách uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống sau khi ăn no.
- Tỏi: Là loại thực phẩm hàng đầu với khả năng kháng khuẩn và giúp tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chiết xuất tỏi có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày cấp do vi khuẩn H. pylori gây ra.
- Trà xanh: Trong trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại sự gia tăng của vi khuẩn gây viêm dạ dày. Bên cạnh đó, trà xanh cũng có tác dụng xoa dịu cơn đau dạ dày rất hiệu quả.
- Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn ngũ cốc: Là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm dạ dày. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, đậu… là những thực phẩm giàu chất xơ và dinh dưỡng rất tốt cho dạ dày.
- Cam thảo: Đây là một vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong điều trị viêm loét và trào ngược dạ dày nhờ thành phần glycyrrhizic – một loại hợp chất đặc biệt với tác dụng làm dịu dạ dày và tăng cường khả năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, hợp chất này còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tiêu diệt khối u, kháng khuẩn…
- Ngoài chế độ ăn uống ra bạn có thể dùng thêm các thuốc được bào chế từ thảo dược để điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Viên Nang rocori dạ dày đại tràng 100% được bào chế từ thảo dược giúp điều trị bệnh đau dạ dày mà không gây tác dụng phụ.
Ăn đúng cách cho người viêm loét dạ dày
Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai nghiền thức ăn thành mảnh bé trước khi nuốt vào dạ dày là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả cần lưu ý:
- Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
- Nhai kỹ, ăn chậm.
- Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.
- Không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm.
- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.