Bệnh viêm loét dạ dày rất phổ biến, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày kiêng gì? để giúp gia đình bạn ngăn ngừa căn bệnh này
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (nồng độ acid dạ dày) và bảo vệ ở niêm mạc dạ dày (tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày, lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày), gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gồm các nguyên nhân sau:
- Nhiễm khuẩn: Là nguyên nhân hay gặp nhất của loét dạ dày – tá tràng. Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) rất phổ biến ở người Việt Nam (ước tính 70%) do dễ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
- Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng thường xuyên do nhu cầu điều trị.
- Một số các yếu tố nguy cơ:
- Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP
- Uống rượu bia làm tăng kích thích và làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày
- Chế độ ăn không hợp lý: Ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào, ăn không điều độ…
- Stress: Căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương…
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
- Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây…; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá…
- Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ);
- Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….
2 mẫu thực đơn bạn có thể tham khảo
Thực đơn 1
- Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.
- Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).
- Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.
- Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.
Thực đơn 2
- Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.
- Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.
- Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.
- Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).
Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).
Ăn đúng cách cho người đau viêm loét dạ dày
– Đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.
– Ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
– Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
– Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
– Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.
Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với thuốc rocori dạ dày đại tràng giúp người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát một cách lâu dài.