Dấu Hiệu Nhận Biết Vi Khuẩn HP Ở Trẻ Em

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) rất dễ lây  nhiễm từ nguời sang người, nên tình trạng trẻ em ở Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP ngày càng gia tăng. HP cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết vi khuẩn HP phổ biến ở trẻ nhỏ :

Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn HP nhất, nguyên nhân là do môi trường sống, thức ăn không đảm vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, đút trẻ ăn bằng bát, đũa chung, mớm cơm cho trẻ, ngoài ra hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố gây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.

Đau bụng

Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa sẽ khiến trẻ bị đau bụng. Tình trạng đau lặp lại nhiều lần và thường đau tăng sau khi ăn. Khác với người lớn chỉ đau ở vùng thượng vị, vị trí đau của mỗi trẻ có thể khác nhau. Điều này làm các bố mẹ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Do đó, khi trẻ đau bụng, cần theo dõi và đưa trẻ tới bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Buồn nôn, nôn

Khi dạ dày của trẻ không hoạt động bình thường, gây ứ đọng thức ăn, lâu dầu sẽ sinh ra các khí tạo áp lực ở dạ dày của trẻ. Vì vậy khi ăn, áp lực trong dạ dày sẽ tăng cao hơn làm trẻ có xu hướng nôn ra ngoài để giảm bớt áp lực. Ngoài ra, điều này cũng dẫn đến tình trạng chướng bụng ở trẻ. Khi gặp những dấu hiệu này, trẻ thường trở nên chán ăn dẫn đến mệt mỏi và suy dinh dưỡng.

Rối loạn tiêu hóa

Chức năng dạ dày không tốt làm cho tiêu hóa thức ăn trở nên kém đi. Trẻ có thể bị những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… Nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để tìm rõ nguyên nhân và điều trị.

Hôi miệng

Bên cạnh việc tồn tại ở niêm mạc đường tiêu hóa, vi khuẩn HP còn tồn tại ở nước bọt và các mảng bám ở răng miệng. Chúng sinh ra khí, khi kết hợp với các khí khác làm cho hơi thở của trẻ có mùi.

Có 3 con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP đó là:

  • Lây nhiễm qua đường miệng: H.Pylori không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước chấm… do đó nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
  • Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày: Trong quá trình thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế, nếu việc vệ sinh dụng cụ nội soi không được đảm bảo, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
  • Lây nhiễm qua đường phân – miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng (ruồi, muỗi, gián) nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.

Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ ngày càng tăng cao, tỉ lệ thuận với nó là tỉ lệ kháng kháng sinh của trẻ. Điều này dẫn đến việc điều trị diệt khuẩn bằng kháng sinh không còn đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, Rocori ra đời như một bước tiến mới trong việc loại trừ tiêu diệt vi khuẩn HP. Với cơ chế đơn giản và đặc hiệu, Rocori đại tràng có thể nhận biết và gắn kết, thải trừ vi khuẩn HP ra ngoài cơ thể mà không gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

© 2019 Quầy Thuốc Hapu. Phát triển bởi Quaythuochapu.com.