Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc thì việc ăn uống đúng cách cũng góp một phần không nhỏ đẩy lùi các loại vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem bệnh dạ dày nên ăn gì thì tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó có 25% người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa loét dạ dày. Một số nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày như: Dùng nhiều thuốc kháng sinh, stress,thuốc lá, bia rượu, chất kích thích, thói quen sinh hoạt…
Với người bị bệnh dạ dày, ăn uống đúng cách và lựa chọn thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng. Việc này giúp dạ dày giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc đồng thời làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Nhờ đó các vết viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng hồi phục.
Đau dạ dày nên ăn gì?
– Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như: trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng… làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích.
– Thực phẩm giúp lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải. Tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét.
– Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om….tránh kích thích dạ dày tiết acid.
– Người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.
Đau dạ dày không nên ăn gì?
– Thực phẩm có độ axit cao như: trái cây chua (chanh, cam, quýt), thực phẩm chua( dấm, mẻ), các loại nước ngọt, nước trái cây có ga, …
– Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như: giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây, ...
– Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè đặc, …
– Thức ăn làm tăng tiết acid như: nước sốt thịt – cá đậm đặc, lạp xường, xúc xích, món rán, …
– Thức ăn cứng, dai, gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ – quả sống, …
Ăn đúng cách cho người đau dạ dày
– Đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.
– Ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
– Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
– Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
– Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.
Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với pháp đồ trị đau dạ dày hiệu quả chẳng những giúp người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát một cách lâu dài.
Sử dụng thuốc đông y trị đau dạ dày “Chậm mà chắc”:
Các bài thuốc đông y thường phát huy tác dụng chậm nhưng do chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên nên khá an toàn cho người bệnh, đặc biệt thích hợp cho các trường hợp bệnh mãn tính.
Trong thời gian gần đây, thuốc Rocori đại tràng đang là sự lựa chọn của đa số các bệnh nhân mắc các chứng bệnh đau dạ dày .