Thuốc Trị Mất Ngủ Thảo Dược Hiệu Quả

Thuốc trị mất ngủ thảo dược đang được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng vì sự lành tính, an toàn mà lại rất hiệu quả. Đây đều là các loại thảo dược tự nhiên, xuất xứ từ thiện nhiên không những dễ ăn, thơm ngon mà còn có công dụng đưa bạn vào giấc ngủ sâu nhanh. Vậy, thuốc trị mất ngủ thảo dược gồm những loại nào? Chúng ta cùng theo dõi những thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẤT NGỦ

Theo Tây y, mất ngủ xảy ra với tất cả mọi đối tượng và nguyên nhân chính gây khó ngủ, mất ngủ là do sinh lý – bệnh lý hoặc các yếu tố môi trường

Nguyên nhân sinh lý gây mất ngủ

Những đối tượng người cao tuổi thường gặp tình trạng mất ngủ nhiều hơn cả. Nguyên nhân chính của điều này do cơ thể bắt đầu suy giảm các chức năng sinh lý, cơ thể lão hóa, giấc ngủ bị rút ngắn đáng kể.

Nguyên nhân bệnh lý gây mất ngủ

Đây là tình trạng thường gặp và nếu không có phác đồ điều trị hợp lý rất dễ biến chứng nặng hơn. Tất cả mọi độ tuổi đều có thể mất ngủ do bệnh lý, cụ thể là các căn bệnh cảm mạo đơn giản cho đến các căn bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, đau xương khớp,…

Những đối tượng làm việc trong môi trường học tập và làm việc quá nhiều stress cũng có thể gây bất ổn tâm lý, gây khó ngủ hơn. Nếu vấn đề không được giải quyết, áp lực kéo dài có thể gây nên trầm cảm, mất nhiều thời gian hơn để điều trị.

Nguyên nhân môi trường bên ngoài gây mất ngủ

Đừng xem thường căn phòng ngủ của chính bạn, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính. Tiếng ồn từ xe cộ hoặc các công trình xây dựng sẽ khiến bạn phân tâm và khó ngủ hơn. Ánh sáng phòng ngủ quá sáng, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây khó chịu. Chiếc giường và nệm ngủ không nên quá cứng hoặc quá mềm gây đau nhức cơ thể.

THUỐC TRỊ MẤT NGỦ THẢO DƯỢC

Mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, tỉnh dạy vào giữa đêm…tất cả đều cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này khiến cho người bệnh mệt mỏi, uể oải, không tập trung, lâu dần dẫn đến những biến chứng về sức khỏe khác.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây có nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ thảo dược từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và rất hiệu quả. Dưới đây là những loại thảo dược cụ thể:

1. Saffron Bahraman – thuốc trị mất ngủ thảo dược

Không phải tự nhiên mà Saffron Bahraman được đánh giá là thuốc trị mất ngủ lâu năm hàng đầu. Bởi lẽ nó có tác dụng nhanh và hiệu quả nhất trong số các loại thảo dược chữa mất ngủ. Kết quả tốt ngay cả với những người bị mất ngủ lâu năm, tình trạng khá trầm trọng đều lấy được giấc ngủ ngon ổn định sau khi sử dụng Saffron Bahraman.

Trong Saffron có 2 hoạt chất chính là Crocin và Safranal được nghiên cứu có tác động hiệu quả tốt tới giấc ngủ. 2 hoạt chất chống oxy hoá này giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức do căng thẳng thần kinh kéo dài. Safranal giúp điều chỉnh thời gian chuyển động của mắt. Crocin sẽ kích thích Melatonin ( là một hormone tự nhiên trong cơ thể gây buồn ngủ, những người mất ngủ do các hormone này không tự sản sinh) tiết ra nhiều và mạnh mẽ. Hoạt chất quý hiếm này trong tự nhiên chỉ được tìm thấy ở Saffron và quả dành dành.

Ngoài ra, các loại vitamin A, B6, B12, C có trong Saffron giúp điều hòa quá trình trao đổi chất để cân bằng lại đồng hồ sinh học một cách tự nhiên.

Cách dùng: Cho 20 sợi Saffron Bahraman vào bình nước 500ml, nhiệt độ nước thích hợp là 70-80 độ c uống trong ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ 1-2 giờ pha thêm một cốc trà Saffron Bahraman ấm (khoảng 7-8 sợi vào cốc 200ml). Uống trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

2. Tâm sen

Tâm sen (hay còn gọi là tim sen) là phần lá mầm có trong mỗi hạt sen. Tâm sen là vị thuốc trị mất ngủ thảo dược được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo Đông y, tâm sen có tính hàn, có tác dụng dưỡng tâm an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Tâm sen có tác dụng tốt cho người mất ngủ thể nhiệt có biểu hiện: mất ngủ kèm theo bốc hỏa, ù tai, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Những người mất ngủ ở thể hư nhược, thể hàn với biểu hiện: khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, mỏi mệt, ăn uống giảm sút, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược… mà dùng tâm sen thì bệnh nặng hơn. Uống tâm sen lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của cơ thể.

Cách dùng: Sao tâm sen trước để giảm bớt tính hàn (không nên sao quá xanh hoặc quá đen). Sau đó hãm trà uống hàng ngày. Lưu ý không nên sử dụng liên tục trong 1 tháng tránh tích tụ độc tố trong cơ thể.

3. Hoa tam thất – thuốc trị mất ngủ thảo dược

Hoa tam thất là vị thuốc trị mất ngủ loại thảo dược có chứa hàm lượng cao chất Saponin với hơn 54 loại Saponin – thành phần bổ dưỡng chính có trong nhân sâm có tốt cho sức khoẻ, giúp ngủ ngon. Theo ghi chép Đông y, hoa tam thất có vị ngọt, tính mát có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp trong thời gian ngắn, hạ mỡ máu, an thần vv…

Những người sau đây không nên sử dụng hoa tam thất: Hoa tam thất có tính hàn vì vậy không nên sử dụng cho người thuộc thể trạng hàn, hay bị lạnh chân tay, người bị huyết áp thấp, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người đang bị cảm lạnh, phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng.

Cách dùng: Dùng 5 – 10 g hoa tam thất, cho nước nóng 90 – 100 độ hãm từ 2 – 4 phút. Trà hoa tam thất tạo tinh thần thoải mái, cho giấc ngủ sâu, tránh được cảm giác khó đi vào giấc ngủ. xem thêm sủi an thần

4. Cây lạc tiên

Theo nghiên cứu, các dược chất alcaloid, flavonoid, saponin… trong lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương chống lo âu, hồi hộp giúp trấn tĩnh tinh thần và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Còn theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa…

Ngoài ra lạc tiên còn giúp thải độc, mát gan, bạn có thể dùng lạc tiên trong trường hợp bị nóng trong, điều hoà kinh nguyệt với phụ nữ

Cách dùng: Thường dùng dưới dạng rau ăn, thuốc sắc hoặc cao lỏng. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Để chữa thần kinh suy nhược, người bệnh chỉ cần dùng từ 8–10 gam dây hoặc lá lạc tiên sắc uống trước khi đi ngủ.

5. Cây vông nem

Hay còn gọi là bài thuốc lá Vông. Đông y cho rằng, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Dân gian thường hay dùng lá vông để chữa chứng mất ngủ, đau đầu bằng cách làm rau ăn hay sắc nước uống. Đây là vị thuốc trị mất ngủ thảo dược rất hiệu quả.

Cách dùng:

  • Bài thuốc 1: Lấy 20g lá vông tươi đem rửa sạch, vò hơi nát chút rồi cho vào nồi cơm hấp. Trước khi đi ngủ thì ăn lá vông này để dễ ngủ hơn.
  • Bài thuốc 2: Lấy 15g lá vông đã phơi khô và cắt nhỏ sắc với 2 chén nước sao cho còn nửa chén. Mỗi ngày uống 1 lần, trong vài ngày sẽ chữa mất ngủ.
  • Bài thuốc 3: Lấy 1 nắm lá vông + 1 nắm lá dâu non + 1 nắm hoa thiên lý đem nấu canh ăn hàng ngày chữa mất ngủ hiệu quả.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị 50g lá vông + 50g hoa thiên lý + 300g cá diếc đem nấu thành canh ăn nóng vào bữa tối. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi bệnh.

5. Cùi nhãn

Quả nhãn không chỉ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao mà cùi nhãn còn làm một vị thuốc trị mất ngủ thảo dược được nhiều người lựa chọn.

Cách làm như sau: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc nước uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư, thần kinh suy nhược, mệt mỏi, hay quên.

6. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Chúng mọc hoang nhiều ở ngoài đồng ruộng bờ bụi trên khắp vùng quê Việt Nam. Trinh nữ tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae. Loại cây này có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Cách dùng cây trinh nữ trị mất ngủ:

  • Lá cây trinh nữ 20g sắc lấy khoảng 100 ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Hoặc trinh nữ 15g kết hợp với cúc bạc đầu 15g, chua me đất 30g. Sắc uống cũng giúp trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ.

8. Thuốc trị mất ngủ thảo dược – Gừng

Gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale. Đây là loại gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Theo đông y gọi gừng là khương khi dùng với tư cách một vị thuốc. Gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Riêng với bệnh mất ngủ, do trong gừng có chứa chất cinehowc. Đây là chất giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc hơn.

Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ như sau:

  • Nấu nước gừng để ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. Hoặc đơn giản chỉ cần cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày sẽ có công hiệu.
  • Cách khác là gừng lấy 1/2 củ nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước. Nên uống nước gừng vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Có thể kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng để có tác dụng tốt hơn.

9. Đỗ xanh

Theo y học cổ truyền, đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, thanh nhiệt mát gan, bổ dạ dày, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, đỗ xanh còn có tác dụng chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.

Cách làm như sau: Dùng 50g đỗ xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Ăn khi còn ấm sẽ giúp an thần và dễ ngủ hơn.

10. Hòa nhài

Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.

Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà. Hoặc, hoa nhài 10g, tâm sen 10g, hạt muồng (quyết minh tử) 12g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

11. Cây nữ lang

Cây nữ lang (còn gọi là cây Sì to) là một vị thuốc nam có tác dụng an thần điều trị mất ngủ rất tốt. Theo TS. Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh), thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Hoạt chất này giúp ngăn chặn căng thẳng thần kinh trung ương, giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giảm kích thích giúp ngủ sâu giấc hơn.

Cách dùng: Để điều trị mất ngủ, dùng 10 – 15g cây nữ lang sắc nước uống hàng ngày.

12. Mật ong

Không phải tự nhiên mật ong được dân gian coi như “thần dược”. Ngoài những công dụng như thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da… mật ong cũng là một vị thuốc trị mất ngủ được nhiều người sử dụng.

Tác dụng chữa mất ngủ chủ yếu đến từ axit amin tryptophan có trong mật ong. Khi hấp thu vào vào cơ thể, axit amin này được chuyển đổi thành serotonin. Đây chính là chất dẫn truyền thần kinh sản xuất melatonin có tác dụng giúp giấc ngủ của bạn sâu hơn.

Điều trị mất ngủ bằng mật ong, bạn có thể áp dụng theo các cách dưới đây:

Cách 1: Dùng mật ong nguyên chất

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 – 3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Một ly nước ấm (khoảng 100 – 150ml).

Các thực hiện:

  • Cho mật ong nguyên chất vào cốc nước ấm đã chuẩn bị. Khuấy đều cho đến khi mật ong tan hết là được.
  • Bạn nên uống khi cốc nước còn ấm và duy trì thói quen này mỗi ngày, vào buổi sáng sớm hay buổi tối trước lúc đi ngủ 1 – 2 tiếng.

Cách 2: Mật ong kết hợp trà hoa cúc

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 thìa mật ong.
  • ½ chén hoa cúc khô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa cúc khô và đem đun sôi trong khoảng 100ml nước.
  • Khi nước trà ấm, lọc bỏ hoa cúc khô lấy nước và cho mật ong vào khuấy đều rồi thưởng thức.

Cách 3: chữa mất ngủ bằng mật ong, chanh và bạc hà

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 thìa mật ong.
  • ½ quả chanh.
  • Chè xanh.
  • Lá bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Pha chè xanh với khoảng 400 – 500ml nước nóng, bỏ lá bạc hà vào ủ khoảng 10 phút.
  • Lọc lấy nước, bỏ 2 thìa mật ong vào khuấy cho tan trong nước trà và uống.

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CÓ MỘT GIẤC NGỦ NGON

Bên cạnh việc dùng các bài thuốc trị mất ngủ thảo dược bệnh nhân cũng nên chú ý đến những vấn đề dưới đây:

– Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

– Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

– Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

– Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.

– Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

– Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

– Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

– Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

– Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

– Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

– Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

– Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

– Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

– Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

– Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

Trên đây là những bài thuốc trị mất ngủ thảo dược mà bệnh nhân có thể áp dụng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn.

© 2021 Quầy Thuốc Hapu. Phát triển bởi Quaythuochapu.com.