Thuốc Trị Bệnh Trĩ An Toàn Tại Nhà

Thuốc trị bệnh trĩ từ các loại thảo dược thiên nhiên luôn được nhiều bệnh nhân ưu tiên sử dụng vì tính an toàn, nhanh chóng lại có hiệu quả. Bệnh trĩ luôn dai dẳng và khó điều trị dứt điểm, bệnh có những biểu hiện khó chịu, do đó việc dùng những bài thuốc này giúp bệnh nhân bớt đau đớn. Vậy, thuốc trị bệnh trĩ từ các loại thảo dược là gì? Chúng ta cùng theo dõi những thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới, hay cả hai, gây nên trĩ nội, trĩ ngoại, hay trĩ hỗn hợp.

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ

Trĩ là bệnh ở vùng kín nên nhiều người e ngại đi khám và điều trị khiến bệnh tiến triển nặng nề. Nếu không được điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như:

– Tắc mạch trĩ ngoại và tắc mạch trĩ nội: Làm đau buốt hậu môn, kèm theo phù nề ngày càng gia tăng theo mức độ đau, dịch rỉ viêm tiết ra ngày càng nhiều, cơ thắt hậu môn co thắt mạnh.

– Trĩ sa nghẹt: Gây đau đớn, búi trĩ sưng nề; lâu dần có thể dẫn đến hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

– Viêm nhiễm, bội nhiễm: Nhiễm khuẩn của trĩ thường là viêm khe, viêm nhú. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là ngứa ngáy, nóng rát. Đặc biệt, búi trĩ lòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục cũng dễ gây bội nhiễm vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.

– Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng: Bệnh trĩ kéo dài kết hợp với những viêm nhiễm vùng hậu môn có thể kích thích các tế bào ung thư phát triển ở vùng bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ 

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.

Các yếu tố thuận lợi bao gồm:

– Tuổi

– Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy

– Thời kỳ mang thai

– Di truyền

– Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều

– Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn

– Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo …)

THUỐC TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN TẠI NHÀ

Thuốc trị bệnh trĩ từ các loại thảo dược, cây thuốc nam luôn được nhiều bệnh nhân chọn lựa vì sự an toàn, dễ kiếm và dễ sử dụng. Những bài thuốc này cũng đem lại những hiệu quả khá cao, nếu bệnh nhân kiên trì sử dụng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

1. Thuốc trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Đây là bài thuốc trị bệnh trĩ tại nhà vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, vì nó phổ biến trong bữa ăn hàng ngày.

1 trong những vị thuốc trị bệnh trĩ là sử dụng rau diếp cá. Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

2. Trị bệnh trĩ bằng lá thiên lý

Thuốc trị bệnh trĩ từ lá thiên lý là một trong những phương pháp dân gian nhận được rất nhiều sự quan tâm, tin tưởng của người bệnh. Các bạn có thể thực hiện theo một số cách đơn giản dưới đây.

Cách 1:

  • Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn.
  • Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này.
  • Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.

Cách 2.

Chọn lá thiên lý không quá non cũng không quá già. Sau đó đem rửa sạch, giã nhỏ, nhớ cho thêm chút muối để tăng hiệu quả, sau đó cho lượng vừa đủ vào để lọc.

Tiếp theo dùng bông gòn ý tế thấm nước nảy rồi bôi lên vùng bị trĩ, để như vậy trong vài phút rồi rửa sạch bằng thuốc tím.

Cách 3.

Chọn lấy lá thiên lý loại bánh tẻ (nghĩa là lá không quá non và cũng không già) đem rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm vào một chút muối để giã, sau đó đổ thêm nước vào để lọc.

Dùng bông thấm nước này đắp vào vùng trĩ đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Mỗi ngày làm 1-2 lần, trong vòng 3-4 ngày.

3. Thuốc trị bệnh trĩ bằng lá nha đam

Nha đam có chứa hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại, giảm sưng viêm và phòng ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ.

Khi dùng nha đam trong điều trị bệnh trĩ còn giúp làm bền thành mạch, bôi trơn hậu môn để quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng và làm dịu vùng da xung quanh hậu môn, giúp giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Thành phần enzym bradykinase trong nha đam có tác dụng giảm đau, giảm sưng, phục hồi niêm mạc tế bào bị tổn thương và hỗ trợ tốt quá trình kiểm soát bệnh trĩ.

Bạn cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam và dầu ô liu. Rửa sạch nha đam và gọt vỏ lấy phần thịt và gel rồi trộn với dầu ô liu theo tỷ lệ 2:1. Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ thì thoa hỗn hợp này vào búi trĩ và vùng da xung quanh hậu môn, để nguyên từ 20 – 30 phút rồi mới rửa hậu môn bằng nước ấm.

4. Chữa bệnh trĩ bằng Nghệ

Theo đông y, nghệ vàng vị cay đắng, tính ôn, có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích tiêu hóa, giảm đau, trị bế kích tiêu sưng độc. Nên nghệ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và các vết thương ngoài da như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, trĩ…

Chất curcurmin trong nghệ có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn tốt và còn hỗ trợ phục hồi các vết loét nhanh chóng. Khi sử dụng nghệ trong điều trị trĩ tại nhà sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng ngứa rát và giúp các búi trĩ co lại.

Bạn có thể chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước rồi chắt lấy nước cốt. Bạn dùng bông thấm nước cốt này chấm vào hậu môn đã được rửa sạch từ 2 – 3 lần/ngày.

Hoặc bạn dùng 1 củ nghệ tươi giã nát, 1 thìa muối ăn, 2 bó diếp cá, 1 quả sung nấu với 2 lít nước. Đun hỗn hợp này trong 15 phút thì tắt bếp, để nguội bớt thì dùng ngâm hậu môn.

5. Lá cây vông nem

Cây vông nem cũng là một loại thuốc trị bệnh trĩ được nhiều người sử dụng. Theo y học cổ truyền lá vông nem có tính bình, vị hơi đắng, có tác dụng an thần, sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh trĩ. Hoạt chất saponin trong lá vông nem còn có tác dụng giảm đau, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương ở thành hậu môn và tĩnh mạch trĩ.

Bạn có thể dùng 1 nắm lá vông nem loại lá bánh tẻ, còn tươi đem rửa sạch với nước muối. Tiếp đến giã nát, đắp trực tiếp vào hậu môn và băng cố định lại trong 30 phút. Bạn có thể áp dụng 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

6. Cây lộc vừng

Hướng dẫn bài thuốc trị bệnh trĩ đến từ cây lộc vừng. Có thể nói, đây là bài thuốc nam chữa bệnh trĩ tốt nhất, hiệu nghiệm nhất ít ai biết đến. Để mọi người tường tận hơn về cách chữa này, hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Chuẩn bị: 20g lá cây lộc vừng tươi.

Sau đó, đem rửa sạch với nước muối phá loãng để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, để cho ráo nước, rồi lấy lá lộc nhai và nuốt hết nước, còn phần bã thì đem đắp vào búi trĩ.

Kiên trì thực hiên liên tục trong 10-14 ngày, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau rát, chảy máu, táo bón rất hiệu quả.

7. Tỏi

Trong tỏi có chứa hợp chất Allicin, có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn cực tốt, nó còn giúp tái tạo lại các mô mềm cho hậu môn, làm co búi trĩ. Do đó bạn có thể dùng tỏi đập dập rồi nhét vào hậu môn đã được rửa sạch và để qua đêm, lấy ra vào sáng hôm sau lại rửa hậu môn.

Với trường hợp bị chảy máu hậu môn thì không nên áp dụng cách này. Bạn cũng có thể dùng 500gr tỏi đã bóc vỏ, giã thật nhuyễn và cho vào một cái lọ thủy tinh rồi cho thêm 500ml rượu trắng ngâm trong khoảng 2 tuần. Sau đó lấy rượu tỏi để rửa hậu môn hàng ngày, kiên trì sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh.

8. Cây lược vàng

Cây lược vàng có tính mát, mang tới tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng trong cách bài thuốc giúp tiêu viêm, cầm máu do bệnh trĩ gây ra. Trong cây này có chất quercetin, sẽ giúp làm bền thành mạch, diệt khuẩn, kháng khuẩn, ngừa nguy cơ nhiễm trùng và đào thải độc tố. Nên khi sử dụng sẽ giúp bệnh nhân trĩ nhanh lành vết thương, tránh các cảm giác đau rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Bạn có thể dùng cây này để làm thuốc trị bệnh trĩ bằng các cách khác nhau. Cách đơn giản nhất là dùng lá cây lược vàng đã được rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp vào hậu môn rồi dùng gạc cố định để qua đêm mới gỡ bỏ và rửa sạch vào sáng hôm sau. Hoặc bạn dùng lá lược vàng đã được rửa sạch vò nát và đun lấy nước để xông hậu môn.

9. Quả sung

Sung là loại quả tính bình, chứa hàm lượng chất xơ rất lớn và một số loại khoáng chất như magie, canxi có khả năng chống viêm nhiễm, điều trị bệnh trĩ.

Bạn cần chuẩn bị 10 – 15 quả sung xanh, rửa sạch với nước muối. Bạn có thể ăn sung hàng ngày để điều trị bệnh trĩ tại nhà hoặc có thể dùng sung đun cùng một 1,5 lít nước cùng 1 thìa cà phê muối tinh. Khi nước sôi thì để thêm 10 phút rồi dùng nước này xông hậu môn hoặc cũng có thể để nguội bớt dùng để ngâm hậu môn.

10. Vỏ cây hồng

Cây hồng được biết đến là một loại cây ăn trái mà ít ai biết được cây hồng còn được áp dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Đặc biệt trong dân gian, thuốc trị bệnh trĩ từ vỏ cây hồng đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

– Nguyên liệu chuẩn bị vô cùng đơn giản: gồm có vỏ cây hồng và gạo

– Cách làm: vỏ cây hồng đem phơi khô hoặc sấy chín. Gạo nấu như cơm ăn hàng ngày nhưng cho nhiều nước để chắt lấy nước.

– Sử dụng: đem vỏ cây hồng sấy chín uống cùng với nước gạo.

– Kiên trì với bài thuốc này, bạn sẽ cảm nhận thấy tình trạng của bệnh sẽ thay đổi rõ rệt chỉ sau 2 tuần.

11. Cây huyết dụ

Huyết dụ giúp cho người bệnh khi đi đại tiện thì hạn chế ra máu, dùng để chữa viêm dạ dày hay kiết lị. Đây là bài chữa bệnh trĩ bằng bằng thuốc nam từ cây huyết dụ đơn giản, dễ thực hiện.

– Nguyên liệu: Lá của cây Huyết Dụ, cây Sống Đời, cây Cỏ Mực (Nhọ Nồi).

– Cách làm: Lấy cả 3 thứ trên đem rửa sạch và cho vào sắc thành thuốc để uống.

– Sử dụng: Chia thuốc đã sắc làm 2 phần, uống 2 lần trong một ngày vào buổi sáng và tối.

– Với cách này sẽ giúp cho cơ thể giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

12. Hoa mướp đắng

Hoa mướp đắng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hóa.

Hoa mướp đắng làm thuốc trị bệnh trĩ cần áp dụng như sau:

Nguyên liệu: 1 nắm hoa mướp đắng

Thực hiện:

  • Hoa mướp đắng sau khi mua về ban đem đi loại bỏ hết những hoa bị úng, héo và hư hỏng.
  • Sau đó, bạn đem rửa sạch hoa mướp đắng qua nước muối pha loãng để loại bỏ những bụi bẩn còn sót lại.
  • Rồi bạn tiến hành giã cho hoa mướp đắng hơi nát ra, sau đó đắp lên vùng hậu môn nhằm khắc phục bệnh trĩ.
  • Để bài thuốc này đem lại hiệu quả nhanh chóng, bạn cần phải thường xuyên thực hiện.

Tuy nhiên, trước khi đắp hoa mướp đắng lên vùng hậu môn, bạn cần phải vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối.

13. Quả ổi

Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng săn se da niêm mạc, co mạch, sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương.

Thịt quả ổi có tác dụng nhuận tràng, kiện tỳ vị, ối chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, nhuận tràng, thường dùng trong các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường…

Dưới nhãn quan của y học hiện đại, trong 100g ổi có chứa: nước 80,6g, gluxit 17,3g, protean 1,0g, lipit 0,4g, tro 0,7g, các chất khoáng vi lượng: Ca 15mg, P 24mg, Fe 0,7mg, vitamin A 7microgam, vitamin B1 0.05mg, vitamin C 486mg.

Ngoài ra, ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

Nhìn chung các bài thuốc trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đều dễ thực hiện, lành tính, an toàn cho bạn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau để việc điều trị bằng phương pháp dân gian đạt hiệu quả tốt nhất.

– Các bài thuốc dân gian cần thực hiện kiên trì và không thể mang đến kết quả ngay nên bạn không nên sốt ruột hay bỏ bẵng.

– Các bài thuốc này sẽ thích hợp với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ hay mới ở giai đoạn đầu. Với các trường hợp bệnh trĩ nặng hơn nên đi khám bác sĩ để biết được tình trạng bệnh và có cách điều trị thích hợp.

– Bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tránh các thực phẩm cay nóng, chiên rán, đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê…

– Hàng ngày bạn nên có thói quen đại tiện và không nên nhịn đại tiện.

– Tập thể thao thường xuyên rất tốt cho nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Trên đây là những bài thuốc trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả tại nhà. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đến số hotline 0968245000 để được tư vấn.

© 2021 Quầy Thuốc Hapu. Phát triển bởi Quaythuochapu.com.