Sâm Ngọc Linh từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược quý hiếm của Việt Nam. Hiện nay, loại sâm này chủ yếu được trồng tại hai tỉnh là Kon Tum và Quảng Nam. Đặc biệt, đây chính là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Vậy, sâm ngọc linh có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi những thông tin ngay trong bài viết dưới đây.
SÂM NGỌC LINH LÀ GÌ?
Đây là loại sâm quý, được tìm thấy chủ yếu tại miền Trung Trung Bộ của Việt Nam. Do dược sĩ Đào Kim Long phát hiện trên núi Ngọc Linh vào năm vào năm 1973. Có lẽ cái tên Sâm ngọc linh cũng từ đó mà nên.
Loại sâm này có dạng thân thảo, sống lâu năm, thường cao 40 – 100cm, thoạt nhìn sẽ rất giống nhân sâm Triều Tiên. Đặc biệt, nhờ có giá trị kinh tế cao mà sâm ngọc linh được ví như “cây đẻ trứng vàng” của người dân. Nó được đánh giá cao hơn sâm của Hàn Quốc. Thậm chí, được mệnh danh là sâm tốt nhất thế giới.
- Sâm ngọc linh có tên khoa học là Panax vietnamensis.
- Tên khác: Sâm khu năm, sâm Việt Nam, sâm trúc, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu.
- Thuộc họ: Cuồng cuồng (Tên khoa học là Araliaceae).
Đặc điểm nhận biết
Sâm Ngọc Linh là thân khí sinh, dạng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Thân cây thường nhỏ và có đường kính từ 4 – 8mm. Thân rễ cây sẽ có nhiều đốt như đốt trúc và có nhiều cùi thịt. Đường kính của thân rễ cũng không lớn, chỉ từ 1 – 3cm. Rễ cây mọc bò ngang, có thể ở trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, thường mang nhiều củ và rễ nhánh.
Bộ phận lá
- Mỗi thân mang lá sẽ tương ứng với một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm.
- Từ năm một đến năm ba chỉ có 1 lá duy nhất và không rụng.
- Từ năm thứ 4, cây mới có thêm 2 – 3 lá.
- Lá ở trên đỉnh thân là dạng lá kép, có hình chân vịt, mọc theo từng vòng với số lượng khoảng 3 – 5 nhánh lá.
- Cuống lá kép dài từ 6 – 12mm, gồm 5 lá chét.
- Lá chét ở giữa thường lớn hơn. Các lá chét có phiến hình bầu dục, chóp nhọn và mép khía có răng cưa. Lá có lông ở hai mặt.
Bộ phận hoa
- Hoa có hình tán đơn, thường mọc dưới các lá thẳng với thân.
- Phần cuống của tán hoa thường dài 10 – 20cm, có thể xuất hiện kèm thêm 1 đến 4 tán phụ hoặc thêm 1 hoa ở dưới tán chính.
- Mỗi tán sẽ có tới 60 đến 100 hoa.
- Cuống hoa có độ dài từ 1 – 1,5cm. Mỗi hoa có 5 cánh, màu vàng nhạt, 5 nhị với 1 vòi nhụy.
Bộ phận quả
- Chủ yếu mọc ở phần trung tâm của tán lá.
- Có độ dài từ 0,8 đến 1cm, rộng từ 0,5 đến 0,6cm.
- Lúc đầu quả thường có màu xanh, nhưng sau hai tháng sẽ chuyển sang màu xanh thẫm hoặc vàng lục.
- Quả chín sẽ có màu đỏ cam và phần đỉnh quả có chấm đen.
- Mỗi quả thường chứa 1 – 2 hạt, mỗi cây có trung bình từ 10 – 30 quả.
Một số thông tin khác về cách thu hái, chế biến và bảo quản:
- Bộ phận dùng: Chủ yếu là phần thân rễ và củ. Ngoài ra, rễ con và lá cũng có thể được sử dụng.
- Thu hái: Khi cây đã đủ 3 năm tuổi và được thu hoạch vào mùa đông.
- Chế biến: Rễ cây được đem rửa sạch và phơi khô.
- Bảo quản: Sâm ngọc linh cần bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng .
Thành phần của sâm ngọc linh
tác dụng sâm ngọc linh là loại sâm số 1 trên thế giới hiện nay. Nghiên cứu của bộ Y tế Việt Nam vào năm 1978 đã phát hiện ra loại sâm này có hàm lượng Saponin cao hơn nhiều lần các loại sâm khác.
Cụ thể là khoảng 52 loại Saponin. Một nửa trong đó là các loại Saponin thường thấy ở một số sâm khác như: Sâm Mỹ, Nhật Bản, Triều Tiên. Và một nửa còn lại là các Saponin mới, chưa tìm thấy ở loại sâm nào.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, lá, rễ và thân cây của sâm Ngọc Linh cũng có rất nhiều dưỡng chất khác. Cụ thể:
- 7 hợp chất polyacetylen.
- Có 17 loại acid amin, bao gồm: Leucine, isoleucine, phenylalanine, lysine, threonine, tryptophan, methionine, valine,…
- 20 nguyên tố vi lượng, điển hình là Mu, Fe, Cu, Co, K…
- Các lipid, glucid và tinh dầu.
- Rễ tươi của sâm còn chứa chất daucosterol.
- Và các loại vitamin khác như vitamin B2, B12, E,…
Nhờ những thành phần và dưỡng chất nêu trên mà việc phát hiện ra sâm Ngọc Linh chính là 1 phát hiện lớn đối với y học của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
CÔNG DỤNG CỦA SÂM NGỌC LINH
Sâm Ngọc Linh được coi là loại nhân sâm quý hiếm, có nhiều dược tính mang lại những tác dụng, công dụng tuyệt vời.
Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch
Trong sâm ngọc linh có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, từ đó làm ổn định đường huyết, phòng chống bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim hiệu quả, đồng thời hỗ trợ và điều trị huyết áp thấp.
Tăng cường sinh lý
Sâm Ngọc Linh kích thích các hoạt động của não bộ, chống suy nhược sinh dục. Hoạt chất saponin, cụ thể là ginsenoside trong dược liệu có tác dụng tăng cường sản xuất nitric oxide trong cơ thể giúp lượng testosterone của nam giới tăng mạnh. Nhờ đó, cải thiện chứng rối loạn cương dương, tăng cảm giác hưng phấn trong chuyện chăn gối. Sử dụng xtraman còn khiến lượng tinh trùng tăng và khỏe lên đáng kể.
Tăng thể lực, chống suy nhược cơ thể
Với công dụng kích thích thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động của não bộ và tăng khả năng vận động. Từ đó giúp cơ thể tăng việc dùng chất nền lipid có năng lượng cao và hạn chế tốt nhất dùng nguồn hydratcacbon làm tăng cường thể lực. Bên cạnh đó làm phục hồi và tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu giúp chữa trị suy tiểu cầu, bệnh thiếu máu hiệu quả.
Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng
Các axit amin, axit béo, nguyên tố vi lượng, đa lượng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Kết hợp giữa sự tác động cùng với kháng sinh Bactrim, Ampicillin, Tetracyclin và Erythromycin nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến các lợi khuẩn ở đường ruột như các kháng sinh.
Tác dụng khác
Ngoài ra các công dụng khác của sâm ngọc linh mang lại gồm:
– Chống stress, trầm cảm, giải lo âu: Hợp chất M – R2 trong sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress tâm lý và vật lý. Đồng thời, những chất này tác động hỗ trợ phục hồi các rối loạn chức năng do căng thẳng gây ra như viêm loét dạ dày, suy giảm hệ miễn dịch, mất cảm giác đau…
– Ngừa và điều trị trầm cảm, giải tỏa lo âu,áp lực
– Cải thiện sức khỏe cho người tiểu đường
– Bảo vệ chức năng gan, tăng cường chức năng gan, giải độc gan và chống xơ gan
– Dịu đau rát cổ họng, long đờm, dễ thở và ngăn chặn cơn hen xuất hiện
– Chống lão hóa, oxy hóa, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ thuốc trị ung thư cho hiệu quả điều trị tốt hơn.
CÁCH SỬ DỤNG SÂM NGỌC LINH
Dược liệu tươi có thể dùng trực tiếp bằng cách thái lát mỏng để nhai và ngậm. Tuy nhiên sâm tươi lại có hạn sử dụng ngắn, do vậy cách sử dụng phổ biến là ngâm rượu hoặc mật ong.
Ngậm trong miệng
Đây là cách sử dụng rất đơn giản, dễ thực hiện và ai cũng có thể làm được. Nhất là những người ốm lâu ngày, hô hấp khó khăn, người mệt mỏi.
- Tác dụng: Chữa các triệu chứng kém ăn, mệt mỏi, các chứng phế hư như phổi yếu, hen suyễn, thở gấp, hô hấp kém.
- Cách thực hiện: Người bệnh cắt 1 lát sâm và ngậm trong miệng cho đến khi tan hết.
Sâm Ngọc Linh ngâm rượu
Chuẩn bị: 100-120g sâm ngọc linh và rượu trắng: 100 – 120g và 1 lít rượu trắng. Lưu ý nên lựa chọn sâm tươi, tuổi càng cao càng tốt. Rượu trắng loại 35 – 39 độ. Bình thủy tinh trong có nắp đậy kín, đã rửa sạch để ráo.
Thực hiện: Sơ chế sâm ngọc linh bằng cách cọ sạch đất, rửa qua và để ráo. Cho củ sâm vào bình theo chiều dọc của củ sâm. Đổ rượu từ từ, đậy nắp kín sau đó ngâm trong khoảng 3 tháng. Hương vị của rượu càng thơm ngon khi ngâm lâu.
Điều kiện bảo quản ở nơi thoáng, khô tránh ẩm mốc.
Liều lượng sử dụng rượu sâm ngọc linh: tối đa 100ml/ngày, trước bữa ăn. Với nam giới dùng vào buổi tối sẽ tăng cường sinh lý, khoái cảm trong quan hệ vợ chồng. Không nên dùng quá liều có thể gây mất ngủ.
Sâm ngọc linh ngâm mật ong
Chuẩn bị: Sâm phần củ (loại trên 10 năm tuổi), mật ong rừng cùng bình thủy tinh đã rửa sạch.
Cách làm: Rửa sạch củ sâm, lau khô, để ráo trong 30 phút, sau đó đem đi thái lát mỏng độ dày từ 1 – 1,5mm, tiếp đến phơi dưới quạt gió trong thời gian 3 – 5 giờ. Lưu ý: không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể sẽ làm mất hoạt tính của sâm.
Bước cuối cho sâm đã được sơ chế, ráo nước vào trong bình thủy tinh, đổ phần mật ong i ngập sâm, cao hơn tầm 1,5 – 2cm. Đậy nắp kín ngâm trong 1 tháng và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Khi ngâm cần thường xuyên vớt bọt khí trong bình.
Liều lượng sử dụng: 1 thìa cà phê/lần. Uống liền trực tiếp hoặc pha chung cùng với nước ấm. Mỗi ngày chia ra uống từ 1 – 2 lần, trước bữa ăn. Phần sầm có thể nhai và nuốt cả bã.
Không nên dùng cho trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, người bị tiểu đường, mất ngủ và phụ nữ mang thai…
Pha trà sâm ngọc linh
Bài thuốc này cũng rất dễ thực hiện và đem lại kết quả tốt. Bạn tiến hành các bước như sau:
- Lấy vài lát sâm cho vào ấm.
- Sau đó cho thêm một ít nước sôi vào để tráng và bỏ nước tráng này đi.
- Tiếp tục thêm nước sôi vào và để ủ trong khoảng vài phút là có thể dùng được.
- Với trà sâm ngọc linh, bạn có thể dùng nhiều lần nước. Khi nào thấy nước trà nhạt màu là được.
- Phần bã bạn không nên bỏ đi mà có thể đem ăn bình thường.
Bài thuốc sâm ngọc linh thuốc bắc
Bài thuốc này đặc biệt tốt cho những người mới ốm dậy, người có sức khỏe kém, người già kém ăn, mất ngủ, hay người đang mắc các bệnh nan y, ung thư,…
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch sâm, sau đó thái khoảng 5 – 6 lát và đem hầm với thuốc bắc.
- Mỗi tuần bạn dùng 1 – 2 lần để đạt được kết quả tốt.
SÂM NGỌC LINH CÓ TÍNH ĐỘC HOẶC GÂY TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG?
Nghiên cứu cho thấy, khi dùng 34g bột chiết toàn phần rễ củ sâm ngọc linh trên 1kg thể trọng và với liều 10,6g saponin toàn phần của rễ củ sâm ngọc linh trên 1kg thể trọng đều không gây triệu chứng ngộ độc nào cả.
Ngoài ra, những thí nghiệm trên hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương, trên nội tiết sinh dục, tăng sức bền của cơ thể, tác dụng tăng lực,… đều cho kết quả tương đương với thí nghiệm của nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên sâm ngọc linh lại không gây ra tình trạng tăng huyết áp như sâm Triều Tiên.
Như vậy, có thể thấy sâm ngọc linh là loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, không chứa độc tính và sử dụng được trong thời gian dài.Tuy nhiên, dưới đây là liều lượng khuyến cáo đối với loại sâm này:
- Với đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già, liều dùng sẽ từ 50mg đến 200m/1kg thể trọng.
- Cụ thể, với một người cân nặng 50kg sẽ dùng 10gr/ngày.
- Nếu dùng 20gr/ngày có tác dụng gây ngủ.
- Nếu dùng 30gr – 40gr/ngày thì có tác dụng như một loại thuốc giảm đau.
- Nghiên cứu đối với bệnh nhân K ở giai đoạn cuối, nếu dùng sâm ngọc linh từ 30gr – 40gr/ngày sẽ không còn thấy đau đớn.
PHÂN BIỆT SÂM NGỌC LINH THẬT VÀ SÂM NGỌC LINH GIẢ
Hiện tại trên thị trường, nhiều sâm Ngọc Linh giả đang được bán tràn lan khiến người dân hoang mang. Cụ thể, mới đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum đã xử phạt Cửa hàng kinh doanh rượu sâm Ngọc Linh Tinh hoa núi rừng Việt (địa chỉ số 941, đường Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum) vì cửa hàng này kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không có giấy phép bán lẻ rượu, không có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
Toàn bộ những sản phẩm của cửa hàng này đã bị cơ quan chức năng tịch thu và tiêu hủy. Cửa hàng cũng đã phải tạm dừng kinh doanh.
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả
Qua quan sát bên ngoài, mọi người cũng có thể dễ dàng nhận biết được. Sâm thật sẽ có nhiều mắt, các mắt sâm lõm vào thân và xếp so le nhau. Vỏ của sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn trong khi vỏ của sâm Ngọc Linh giả thì dày, sần sùi, bì bì, màu giống màu da tê giác.
Nếu cắt sâm thành lát mỏng thì phần củ bên trong sâm thật có màu vàng nhạt còn phần thân hơi tím hoặc xám nhạt. Các vân trên lát cắt đều, xơ nhỏ. Khi đưa lên miệng nếm có vị đắng, dư vị về sau thì ngọt. Cùng với đó, sâm Ngọc Linh thật sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng.
Trong khi đó củ tam thất có hình dáng dài hơn sâm Ngọc Linh, trên thân có chứa nhiều mắt. Tam thất không có củ chính, nếu có thì cũng nhỏ và hiếm rễ con bám quanh củ. Tam thất có vị đắng, cứng và nhiều xơ hơn so với sâm Ngọc Linh thật.
Sâm Ngọc Linh cũng có 2 loại là sâm được trồng và sâm mọc tự nhiên. 2 lọai này có hình dáng khác nhau. Sâm trồng thì xung quanh thân có các nốt sẹo, rễ con phồng lên chứa chất dinh dưỡng nuôi cây nên tạo thành những cục. Loại sâm trồng này có nhiều rễ, ít mắt hơn sâm tự nhiên và phần thân nhỏ hơn về phần củ.