Công Dụng Tuyệt Vời Của Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Sản phẩm này là một loại “biệt dược” quý hiếm, có giá trị kinh tế cao với vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Vậy, đông trùng hạ thảo có những công dụng tuyệt vời gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ?

Nhiều người thắc mắc, đông trùng hạ thảo là cây hay là con? Đông trùng hạ thảo, theo cách hiểu dân gian nghĩa là mùa đông là con trùng, mùa hạ là thân thảo.

Thực chất, đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang tên Hepialus Armoricanus.

Đông trùng hạ thảo được tìm thấy ở các cao nguyên vùng núi Tây Tạng, Bhutan, Vân Nam, Quế Châu,… của Trung Quốc. Nơi có địa hình hiểm trở với độ cao trên 4000m so với mực nước biển và thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Nhận biết đông trùng hạ thảo

Để nhận biết đông trùng hạ thảo tự nhiên chuẩn, chúng ta có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:

– Phần thân sâu và nấm nối liền với nhau, tổng chiều dài khoảng 10 – 11cm, rộng khoảng 10mm.

– Phần thân có hình dạng giống con tằm, dài 3 – 5cm, có màu vàng sẫm hoặc màu nâu vàng sẫm. Thân có nhiều vân ngang, ở phần đầu nhỏ hơn, màu đỏ sẫm và có các vằn khía rõ ràng. Thân dễ bị gãy, bên trong có ruột màu trắng ngả vàng, nhìn thấy ruột hình chữ V.

– Phần thảo mọc thẳng đứng giống chiếc gậy, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì mang hạt chứa nang bào tử. Phần đầu phình to, dẻo dai, khó bẻ gãy ngay cả khi đã sấy khô.

– Có 8 cặp chân nhưng chỉ có 4 cặp ở giữa bụng lộ rõ.

Thành phần của Đông trùng hạ thảo

Theo Wikipedia, trong các phân tích hóa học đã nghiên cứu cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại axit amin khác nhau, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..).

Quan trọng hơn cả là trong sinh khối của đông trùng có nhiều chất có hoạt tính sinh học quan trọng mang đến giá trị dược liệu cao, trong đó cần phải kể đến là axít cordiceptic, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosin.

Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Bên cạnh đó, thành phần đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

Đặc biệt, các axit amin dồi dào nhất trong đông trùng hạ thảo là lysine, axit glutamic, proline và threonine. Trong đó, đông trùng hạ thảo rất giàu axit béo không bão hòa, bao gồm khoảng 70% tổng số axit béo. Axit không bão hòa phong phú nhất là axit linoleic.

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Tuy đông trùng hạ thảo là một trong số những dược liệu quý hiếm nhưng có thể không hiệu quả trong một vài trường hợp. Giả sử như khi kết hợp cây tầm xuân cùng thảo dược này sẽ không mang lại tác dụng cải thiện sức bền. Do vậy bạn không thể dùng công thức đó để tăng hiệu suất thể thao như mong muốn.

Ngoài ra công dụng của đông trùng hạ thảo vẫn ẩn chứa khá nhiều bí ẩn. Sau đây là một số phản ứng khi sử dụng chưa được lý giải trên góc độ khoa học:

1. Tăng cường vận động thể chất

Các nhà khoa học cho rằng sử dụng đông trùng hạ thảo có khả năng giúp cơ thể sản xuất phân tử adenosine triphosphate (ATP) nhiều hơn. Đây là chất cần thiết để cung cấp năng lượng, hỗ trợ cơ thể sử dụng oxy tốt hơn, đặc biệt là trong khi tập thể dục.

Một nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu sự tác động của hỗn hợp chứa đông trùng hạ thảo đối với hiệu suất tập thể dục ở những người trẻ tuổi. Sau ba tuần, tốc độ tiêu thụ oxy tối đa của những người tham gia đã tăng 11% so với việc dùng giả dược.

Tuy nhiên, vài nghiên cứu ở thời điểm hiện tại cho thấy, đối với các vận động viên chuyên nghiệp, sử dụng đông trùng hạ thảo không có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện hiệu suất tập thể dục của họ.

2. Chống lão hóa

Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng các chất chống oxy hóa trong đông trùng hạ thảo có tiềm năng chống lão hóa. Chất chống oxy hóa là các phân tử có khả năng chống lại tổn thương tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do – là nguyên nhân gây ra lão hoá và nhiều bệnh tật.

Tuy có nhiều thí nghiệm kết luận về khả năng chống lão hoá của đông trùng hạ thảo, nhưng vẫn cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu trên cơ thể người.

3. Ức chế phát triển của các khối u

Tiềm năng làm chậm sự phát triển các khối u của đông trùng hạ thảo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của thế giới trong những năm gần đây.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh rằng đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, đại tràng, gan và ung thư da.

Các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng chống khối u đối với ung thư hạch, u ác tính và ung thư phổi.

4. Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuyp 2

Trong đông trùng hạ thảo có chứa một loại đường đặc biệt có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một căn bệnh mà khi đó cơ thể không sản xuất hoặc không phản ứng với hormone insulin – loại hormone giúp vận chuyển đường glucose vào tế bào để tạo năng lượng.

Khi cơ thể không phản ứng được với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin, glucose sẽ không thể đi vào các tế bào mà nằm lại trong máu. Theo thời gian, quá nhiều glucose trong máu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Điều đặc biệt là đông trùng hạ thảo có thể bắt chước hoạt động của insulin nên nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, bình thường.

Trong một số nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu. Một số bằng chứng cho thấy rằng loại dược liệu này cũng có thể giúp chống lại bệnh thận, một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.

5. Đông trùng hạ thảo “thần dược” cải thiện sinh lý

– Với nam giới: Bổ thận, tráng dương, tăng cường sản sinh hormone, lưu thông khí huyết, kích thích ham muốn, kiểm soát xuất tinh sớm, cải thiện rối loạn cương dương, yếu sinh lý. Đồng thời, tăng cường số lượng và chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn.

– Với nữ giới: Điều hòa và kích thích sản sinh nội tiết tố, tăng cường ham muốn, giảm khô hạn. Đồng thời điều hòa rối loạn kinh nguyệt, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh, tốt cho phụ nữ hiếm muộn, chuẩn bị mang thai.

6. Hạn chế tổn thương thận do một số loại thuốc gây nên

Thận của chúng ta có thể bị tổn thương sau khi sử dụng thuốc cản quang. Những nghiên cứu gần đây nhất đã chứng minh khi uống đông trùng hạ thảo cùng với thời điểm sử dụng thuốc tận sẽ hạn chế tối đa tổn thương. Tuy nhiên các chuyên gia cần nghiên cứu chuyên sâu phân tích kỹ lưỡng hơn để có kết luận chính xác về công dụng của thảo dược này với thuốc cản quang.

7. Có lợi cho tim mạch

Trên thực tế, y học Trung Quốc sử dụng đông trùng hạ thảo để điều trị chứng loạn nhịp tim – khi nhịp tim quá chậm, quá nhanh hoặc không đều.

Một thí nghiệm cho thấy dùng đông trùng hạ thảo đã làm giảm đáng kể nguy cơ suy tim và chấn thương tim ở chuột mắc bệnh thận mãn tính. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhờ hàm lượng adenosine – một hợp chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ tim có trong đông trùng hạ thảo, vì vậy dược liệu này rất tốt cho tim mạch.

Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng tích cực đối với cholesterol. Nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo làm giảm cholesterol LDL có hại và triglyceride.

8. Giảm viêm nhiễm

Đông trùng hạ thảo được cho là giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể, nếu bị sưng viêm quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và ung thư.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi các tế bào của người tiếp xúc với đông trùng hạ thảo, các protein làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể sẽ bị ức chế. Nhờ những tác dụng tiềm năng này, các nhà nghiên cứu tin rằng đông trùng hạ thảo có thể dùng như một loại thuốc hoặc chất bổ sung để chống viêm hiệu quả.

9. Hỗ trợ phục hồi ca ghép thận xấu

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc cyclosporin giảm tổn thương thận đặc biệt là tốt cho bệnh nhân sau cấy ghép thận nếu dùng kèm đông trùng hạ thảo. Nếu cân đối liều lượng, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ thêm 1 năm. Ngoài ra cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra thuận lợi và giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết thương sau đó. Hơn nữa các suy cơ suy giảm tuyến thận hay ảnh hưởng phần thận cấy ghép cũng hạn chế ở mức tối đa.

CÁCH DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo có nhiều cách dùng, cách chế biến khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Ăn trực tiếp

Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất, áp dụng cho loại đông trùng hạ thảo khô. Cách ăn này giúp bạn có thể giúp tiếp nhận toàn bộ dưỡng chất có trong dược liệu này mà vẫn bảo đảm an toàn, vệ sinh do sản phẩm đã được sơ chế, sấy khô và làm sạch nên bạn cứ an tâm mà sử dụng nhé.

Bạn chỉ cần lấy một lượng đông trùng hạ thảo khô vừa đủ ăn, ngâm 3 phút trong nước ấm khoảng 60 độ C là có thể thưởng thức được rồi. Hương vị của dược liệu này beo béo không quá khó ăn, với người vị giác tinh nhạy có thể cảm được hậu vị đắng nhẹ.

Trà đông trùng hạ thảo

Bạn lấy 1.5 – 3gr dạng khô hoặc 3 – 5gr dạng tươi rồi cho vào ấm trà, thêm một ít nước sôi (80 – 100 độ C) vào 15 – 30 giây tráng sơ qua, rồi cho vào một lượng nước sôi vừa đủ, hãm trong vòng 30 phút và dùng khi còn ấm nóng.

Uống trà đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn từ đó giúp bạn tăng khả năng tập trung làm việc.

Ngâm rượu Đông trùng hạ thảo

Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị đau thắt lưng, cải thiện sinh lý với nam giới. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu theo 3 cách sau:

  • Rượu trắng + đông trùng hạ thảo
  • Rượu trắng + đông trùng hạ thảo + nhân sâm + dược liệu khác
  • Rượu trắng + đông trùng hạ thảo + kỷ tử

Với cách 1, bạn ngâm 3 – 5gr đông trùng hạ thảo dạng khô hoặc 10 – 15gr dạng tươi với 0.75 – 1 lít rượu trắng (35% độ cồn) trong vòng 30 ngày là có thể dùng được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua rượu đông trùng hạ thảo được bán sẵn trên thị trường nhé. Bạn nên uống vào bữa trưa hoặc trước giờ ăn tối, mỗi ngày không nên uống quá 20ml rượu.

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Ngâm 10 – 15gr loại tươi hoặc 3 – 5g loại khô với 0.75 – 1 lít mật ong nguyên chất trong 10 – 15 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày lấy 2/3 – 1 thìa canh hỗn hợp ngâm pha loãng với nước ấm, uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Cách uống đông trùng hạ thảo ngâm mật ong rất phù hợp cho phái nữ để làm đẹp. Ngoài ra, với người bị mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho khan, ho có đờm,… dùng cũng sẽ cải thiện rất tốt, đồng thời giúp kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.

Chú ý: Là một thảo dược quý bổ dưỡng nhưng nếu bạn không nắm rõ hướng dẫn sử dụng và cách dùng có thể sẽ gây nên xuất hiện tác dụng phụ. Nếu bạn xuất hiện một số biểu hiện như tiêu chảy, táo bón hay khó chịu vùng bụng hãy ngừng sử dụng. Để đảm bảo an toàn bạn có thể xét nghiệm kiểm tra. Tuy rằng đây chỉ là những tác dụng phụ nhẹ nhưng nếu chủ quan có thể sẽ gây hại đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT VÀ GIẢ

Sản lượng đông trùng hạ thảo trong tự nhiên rất khan hiếm, mỗi năm chỉ chưa đến 80kg, hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu của người dùng khắp thế giới.

Do đó, nhiều cơ sở kinh doanh đã có những hành vi làm giả hết sức tinh vi như dùng thạch cao, bột ngô để “nặn” ra con đông trùng. Hay nhồi nhét thêm các đoạn lõi thép làm giả và tăng trọng sản phẩm.

Để nhận biết đông trùng hạ thảo chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo những bí quyết sau:

Quan sát hình dáng bên ngoài

Đông trùng thật có phần đầu và thân thảo ngắn, mấu nối giữa hai bộ phận không thấy rõ. Ở thân cứ 3 vân sẽ có 1 nếp gấp và xếp thành một hàng thẳng, toàn thân có khoảng 20 – 30 vằn khía.

Khi bẻ con đông trùng ra sẽ có màu trắng, không có sơ, ở giữa có lõi hình chữ V màu đen.

Loại giả các nếp gấp không tự nhiên, xếp bằng phẳng. Khi bẻ không có lõi ruột bên trong hoặc lõi làm bằng thép giả, mặt cắt màu trắng nhạt, nhẵn bóng, không tự nhiên.

Đông trùng thật cầm lên cảm giác như bông trong khi loại giả thường nặng hơn.

Dựa vào mùi hương

Loại thật có mùi thơm đặc trưng, nồng tương tự mùi nấm hương. Khi sấy khô hoặc đốt nóng thì càng thơm. Loại giả khi đốt cháy mùi thơm sẽ mất dần.

Nhận biết qua mùi vị

Đông trùng thật khi nhai có mùi thơm, hơi dính răng, càng nhai lâu càng thơm. Loại giả thường cứng, mùi nồng như đất sét, càng nhai mùi vị càng nồng hắc, dính răng và có vị ngọt.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Để đạt được hiệu quả sử dụng đông trùng hạ thảo cao nhất, bạn nên lưu tâm đến những chú ý dưới đây:

Không chế biến ở nhiệt độ quá cao và quá lâu

Những thành phần bổ dưỡng của đông trùng hạ thảo rất dễ bị phân hủy khi chế biến ở nhiệt độ cao như dùng đông trùng hạ thảo om với các loại thịt, cách chế biến này không chỉ có thể làm mất hương vị tự nhiên của Đông trùng hạ thảo, mà khi ốm, hầm nhiệt độ quá cao, thời gian quá dài, làm phân hủy các thành phần có lợi của Đông trùng hạ thảo.

– Chú ý khi hầm, om đông trùng hạ thảo không nên để quá lâu, thường thì hầm khoảng 1 giờ là tốt nhất và nên hầm với ngọn lửa nhỏ để đông trùng hạ thảo và thịt từ từ ngấm quyện vào với nhau.

Chỉ chế biến đông trùng hạ thảo trong nồi đất

Một số hoạt chất trong đông trùng hạ thảo sẽ xảy ra phản ứng hóa học với các kim loại khi ở nhiệt độ cao như nhôm, kẽm, sắt và sinh ra các chất có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như ung thư. Khi đó không những tốn tiền mua đông trùng hạ thảo, bệnh không đỡ mà còn rước them bệnh vào người nữa. Lợi bất cập hại khi sử dụng nồi nhôm với đông trùng hạ thảo.

Sử dụng với liều lượng phù hợp

Đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ chữa nhiều bệnh tuy nhiên bạn nên sử dụng loại dược liệu này với liều lượng hợp lý. Tùy vào mục đích, thể trạng sức khỏe của mỗi người mà cân đối liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo sao cho phù hợp. Việc lạm dụng đông trùng hạ thảo sẽ  khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức, gây ra những phản ứng ngược. Khi đó, cơ thể bạn có thể bị phát ban, nổi mề đay, chảy máu cam.

Các trường hợp không nên sử dụng đông trùng hạ thảo

– Trẻ nhỏ: Theo quan niệm của Đông y thì cơ thể trẻ thường “nóng” do đó không nên sử dụng những thuốc bổ có tính âm  nóng. Vì vậy, trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi không nên dùng đông trùng hạ thảo.

– Những người bị rối loạn đông máu: Hoạt chất Cordyceps trong đông trùng hạ thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu.

– Những người chuẩn bị phẫu thuật: Những người chuẩn bị phẫu thuật nên ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo 2 tuần trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.

– Đặc biệt, những người mắc bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp không nên sử dụng loại thảo dược này. Bởi lẽ hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có thể khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn, dẫn đến các triệu chứng của bệnh nặng hơn.

– Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt nên tránh dùng đông trùng hạ thảo. Một lưu ý khác là không sử dụng đông trùng hạ thảo trong trường hợp có vết thương hở, đang chảy máu; không sử dụng đông trùng hạ thảo nguyên con đối với người đang bị dị ứng nhộng tằm.

 

© 2021 Quầy Thuốc Hapu. Phát triển bởi Quaythuochapu.com.