Hiện nay, tại Việt Nam bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang tăng lên. Các diễn biến của bệnh không quá rõ ràng, kèm sự chủ quan của người bệnh, mà tình trạng bệnh ngày càng phức tạp. Vậy loại bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị và phòng chống ra sao?
Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit dạ dày) là khi phần dịch của dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các biến chứng trên thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Cơ vòng của dạ dày giống như “lá chắn” ngăn cách giữa thực quản và dạ dày tránh tình trạng thức ăn bị đẩy ngược lên trên. Khi axit và dịch nhầy bị trào ngược lên thực quản, là khi cơ vòng đã bị yếu. Từ đó, gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bởi triệu chứng không quá rõ ràng, và thường được người bệnh coi là những trạng thái bình thường nên số bệnh nhân mắc bệnh ngày càng tăng cao. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp:
Buồn nôn.
Người bệnh dễ bị buồn nôn, hoặc dễ nôn, đặc biệt dễ buồn nôn sau khi ăn no, khi say tàu – xe.
Ngực khó chịu.
Khi axit trào ngược lên thực quản, tác động vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau. Khiến bệnh nhân thường xuyên đau ngực, tức ngực, nóng rát ngực, đau lan ra cánh tay, sau lưng.
Thường xuyên nóng rát ngực
Ợ thường xuyên.
Nếu bạn thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Tình trạng ợ này thường xảy ra khi đói, ợ khi vệ sinh răng miệng buổi sáng, uống nước, ăn no hoặc đầy bụng.
Đắng miệng.
Trong dịch vị bị trào lên thực quản còn kèm theo dịch mật, nên khi xảy ra tình trạng trào ngược sẽ làm miệng trở nên đắng.
Khó nuốt.
Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị nặng, sẽ làm niêm mạc quản bị phù nề. Làm cho việc ăn uống bất tiện, bệnh nhân sẽ hay thấy vướng ở cổ, khó nuốt.
Cảm giác nghẹn ở cổ
Ngoài ra còn có các triệu chứng như: ho nhiều, khản giọng, chán ăn, lượng nước bọt tiết ra nhiều,…
Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài những nguyên nhân như: thói quen sinh hoạt, chế độ ăn không hợp lý. Bệnh trào ngược axit thực quản còn bắt nguồn từ những vấn đề sau:
Các vấn đề về thực quản.
Thoát vị hoành.
Cơ hoành có tác dụng làm tăng sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn chặn việc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu quá trình không diễn ra trơn tru, cơ hoành sẽ tạo khe hở cơ hoành khiến cho các tạng trong ổ bụng có thể đi lên lồng ngực qua khe hở gây ra bệnh thoát vị hoành. Dễ bị trào ngược.
Thoát vị hoành dễ gây ra trào ngược
Suy thắt cơ dưới thực quản.
Cơ thắt thực quản được ví như “cánh cửa”, khi ăn uống cơ thắt thực quản sẽ mở ra để nuốt để thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó sẽ đóng lại ngay để ngăn không cho thức ăn trào ngược.
Khi cơ thắt thực quản trở nên yếu: không thể đóng mở và đón thức ăn đúng lúc. Gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các vấn đề về dạ dày.
Những vấn đề tại dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Có thể kể đến như: thức ăn tồn đọng lâu ngày tại dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày,…
Điều trị và phòng chống bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Tránh dùng thực phẩm kích thích tiết axit: chanh, cam, dứa, nước có ga, đồ cay – nóng, chocolate…
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm có khả năng trung hòa axit, có tính kiềm: bánh mì hay bột yến mạch, đồ ăn từ tinh bột, sữa chua, nghệ, các loại đậu,…
- Thực hiện “5 không”: không ăn khuya, không ăn quá no, không cúi quá lâu, không nằm ngay sau khi ăn, không thường xuyên uống nước khi ăn.
- Thực hiện giảm cân nếu cơ thể thừa cân.
Cải thiện các thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt cho cơ thể, để bệnh trào ngược dạ dày thực quản được khắc phục, vừa tránh các loại bệnh, vừa đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.