Tá tràng là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa cũng như của toàn bộ cơ thể. Tá tráng đóng vai trò như bước đệm chuyển hóa cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể con người. Bệnh hành tá tràng hay viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể khiến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh hành tá tràng lá gì?
Bệnh hành tá tràng còn được biết đến với các tên gọi như viêm hành tá tràng hay viêm loét dạ dày tá tràng hoặc viêm tá tràng. Căn bệnh này xuất hiện do đoạn đầu tiên của tá tràng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng viêm nhiễm đoạn đầu của tá tràng là vì đây là nơi tiếp xúc đâu tiên mỗi khi vị trấp (thức ăn được dạ dày nhào bóp thành dạng hồ) được chuyển xuống ruột non từ dạ dày, và cũng là nơi thường xuyên phải chịu tác động của các loại acid dạ dày nhất.
Thêm vào đó, các enzyme tiêu hóa mạnh ở tuyến tụy đôi khi còn đổ vào ruột non ngay tại vị trí của tá tràng gây ra những ảnh hưởng xấu tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm xuất hiện.
Nhìn chung, khi bị viêm, hành tá tràng sẽ gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào cũng có thể mắc viêm hành tá tràng.
Triệu chứng của hành tá tràng
Người bị viêm hành tá tràng có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình của bệnh như sau:
Đau bụng vùng thượng vị (từ rốn lên tới xương ức): tình trạng đau âm ỉ đến bóng rát và đau kinh khủng ở vùng thượng vị. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài phút cho tới vài giờ vào lúc đói hoặc ban đêm. Tần suất rất bất thường, có thể đau kéo dài vài ngày liên tục rồi thôi hoặc thỉnh thoảng đau cách vài tuần hoặc vài tháng mới bị lại.
Buồn nôn và nôn mửa
Ợ hơi, ợ chua
Cảm giác đầy bụng, khó tiêu
Chán ăn, ăn không ngon
Rối loạn giấc ngủ vì bị ảnh hưởng bởi đau bụng ban đêm
Sụt cân, suy nhược cơ thể
Triệu chứng ngày càng diễn ra với tần suất liên tục và kéo dài.
Nguyên nhân của bệnh hành tá tràng
Chế độ ăn uống
Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày hành tá tràng bao gồm:
Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Thực đơn hàng ngày sử dụng quá nhiều chất béo, đồ cay, quá chua hay quá nóng.
Thực hiện chế độ ăn kiêng thiếu khoa học, thiếu chất và thất thường.
Thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ
Thời gian ăn uống thất thường: ăn không đúng bữa, ăn quá khuya, vừa ăn vừa làm việc, nhịn đói…
Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh
Người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc các loại thuốc chứa nhiều corticoid sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến dạ dày, tá tràng cũng như toàn bộ hệ tiêu hóa – nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng.
Nhiễm khuẩn HP dạ dày
Helicbacter Pylori hay còn gọi tắt là vi khuẩn HP là loại vi khuẩn trực tiếp gây ra viêm dạ dày hành tá tràng cũng như các bệnh dạ dày nói chung. Khuẩn HP viêm nhiễm vào cơ thể và gây ra viêm hành tá tràng qua nhiều đường mà chủ yếu là do người bệnh thường xuyên sử dụng thực phẩm sống không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc với phân của người bị nhiễm khuẩn HP.