Thuốc Dạ Dày Tá Tràng Dân Gian Hiệu Quả

Thuốc dạ dày tá tràng theo dân gian là những bài thuốc từ tự nhiên, hoàn toàn lành tính, an toàn đối với sức khỏe của người bệnh. Người bị bệnh dạ dày tá tràng thường rất khó chịu, ăn uống khó khăn dẫn đến suy nhược cơ thể, thậm chí còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bạn hãy chú ý đến những bài thuốc dạ dày tá tràng theo dân gian dưới đây để thực hiện, đem lại hiệu quả trị bệnh.

VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Loét dạ dày tá tràng là bệnh làm tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất bệnh mạn tính và dễ tái phát, và có thể gây một số biến chứng.

Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

– Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): triệu chứng gần như luôn luôn xuất hiện ở bệnh loét dạ dày tá tràng. Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ, đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí ổ loét, tính chất đau có thể ít nhìu khác biệt.

– Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và tính chất lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid kém hơn so với loét hành tá tràng.

– Loét hành tá tràng: thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau tăng lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh.

– Đau âm ỉ kéo dài, thành từng cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt.

– Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy trướng bụng, ợ chua.

– Trong đợt loét có thể sụt cân nhẹ, sau đợt loét sẽ trở lại bình thường.

Biến chứng của bệnh

Loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị thích hợp, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

– Xuất huyết tiêu hóa trên (chảy máu vết loét): là biến chứng thường gặp nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.

– Thủng hoặc dò ổ loét: đây là biến chứng thứ hai sau chảy máu. Thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội như dao đâm.

– Hẹp môn vị: thường gặp ở ổ loét hành tá tràng. Thường biểu hiện là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ.

– Ung thư hóa: tỉ lệ ung thư hóa khoảng 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.

BÀI THUỐC DẠ DÀY TÁ TRÀNG DÂN GIAN HIỆU QUẢ

Những bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đang được áp dụng hiện nay chủ yếu sử dụng các loại thảo dược sẵn có trong vườn nhà nên khá an toàn, tiện lợi và không gây tốn kém chi phí cho người bệnh.

Sử dụng thuốc tây có thể nhanh chóng cắt đứt cơn đau. Tuy nhiên các loại thuốc tân dược đều tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao, đặc biệt là khi uống liên tục trong thời gian dài. Chính vì vậy, các bài thuốc dân gian được bệnh nhân tận dụng triệt để nhằm khắc phục cơn đau một cách an toàn.

1. Thuốc dạ dày tá trang từ lá mơ

Y học cổ truyền cho rằng, lá mơ lông có tính mát, có tác dụng hoạt huyết, kháng khuẩn, tiêu sưng, giảm viêm, đào thải độc tố cho cơ thể. Sử dụng thảo dược này đúng cách có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây đau dạ dày, chống tiêu chảy, đồng thời giảm viêm loét ở niêm mạc, kích thích lưu thông máu đến chữa lành khu vực bị tổn thương.

  • Uống nước lá mơ: Dùng 40g lá mơ lông đem rửa thật sạch với nước muối pha loãng. Bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn lá mơ cùng với 200ml nước đun sôi để nguội. Cuối cùng lọc lấy nước cốt chia làm 2 lần trước khi ăn sáng và tối. Có thể thêm chút đường vào nếu cảm thấy khó uống nhưng không nên để quá ngọt.
  • Dùng lá mơ áp chảo với trứng gà: Bạn sử dụng một nắm lá mơ đem giã nhỏ, sau đó đập thêm 3 quả trứng gà ta vào, thêm một ít muối, hạt nêm cho vừa miệng. Cuối cùng chỉ việc đem hỗn hợp này áp chảo cho chín vàng đều hai mặt là ăn được.

2. Nghệ

Nghệ vàng là một trong những bị thuốc chữa bệnh dạ dày nổi tiếng trong dân gian. Theo Đông y, nghệ có tác dụng chỉ huyết, kháng viêm, tiêu thũng (chống sưng), chỉ thống (giảm đau). Đây là dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong củ nghệ chứa thành phần quan trọng nhất là curcumin với hàm lượng khá dồi dào. Giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và một số chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh khác, làm tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh kéo da non. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit lên trên thực quản, xoa dịu kích ứng bên trong. Tất cả đều góp phần đẩy lùi cơn đau dạ dày.

  • Uống nước cốt nghệ tươi:Với cách này, bạn lấy 1 củ nghệ tươi bào sạch vỏ. Xay nhuyễn nghệ với 50ml bằng máy xay sinh tố. Lọc bỏ bã, lấy nước cốt nghệ uống trực tiếp. Áp dụng đều đặn ngày 2 lần trong các đợt đau dạ dày cấp cho đến khi cơn đau dứt hẳn.
  • Dùng hỗn hợp bột nghệ, mật ong: Lấy bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Cất vào một cái hũ thủy tinh có nắp đậy kín để dùng dần. Để trị đau dạ dày, mỗi lần ăn 1 thìa x 3 lần trong ngày. Thực hiện trong 2 tuần liên tục để thấy được hiệu quả rõ ràng.

3. Chữa đau dạ dày từ quả dừa

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa bổ sung nhiều chất lỏng, vitamin và khoáng chất giúp làm loãng nồng độ axit trong dạ dày, đồng thời ngăn ngừa mất nước và chất điện giải cho các trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, nôn ói nhiều lần trong ngày.

Thành phần axit lauric còn là một phương thuốc kháng khuẩn tự nhiên. Nó giúp chống lại tác nhân gây bệnh, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc dạ dày và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách thực hiện

  • Chặt một đầu quả dừa sao cho xuất hiện một lỗ thủng nhỏ, giữ nguyên nắp đem bỏ lên bếp đun khoảng 30 phút. Chia làm 3 lần dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, tối 30 phút. Uống nước và lấy thìa nạo cả phần cơm dừa bên trong ăn.
  • Buổi tối cùng ngày, lấy 1 củ nghệ giã nát, vắt kỹ để lấy nước cốt bỏ vào chén, đậy lại. Thực hiện trước khi đi ngủ và để đến khoảng 4 giờ sáng dậy lấy nước nghệ uống. Sau đó dùng 1 cái gối kê ngang thắt lưng và tiếp tục đi ngủ.
  • Áp dụng bài thuốc dân gian này trong 3 ngày liên tục các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.

4. Gừng

Củ gừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Loại gia vị này có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn trong ruột, qua đó làm dịu cơn đau dạ dày.

Cách thực hiện

  • Cạo sạch vỏ gừng rồi bằm nhuyễn
  • Bỏ gừng vào ấm nấu với 200ml nước trong 5 phút
  • Lọc nước gừng cho vào ly, để còn hơi âm ấm thì quấy thêm mật ong nguyên chất vào
  • Uống sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.

5. Thuốc dạ dày tá tràng – hoa cúc

Hoa cúc là thuốc dạ dày tá tràng dân gian được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Dược liệu này có tính hàn, vị ngọt, đắng nhẹ giúp trị nóng trong, thanh lọc cơ thể, an thần, giảm stress, lợi tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất adenin, cholin, vitamin A, B1 cùng nhiều loại axit amin được tìm thấy trong hoa cúc còn giúp thư giãn cơ trơn, giảm co thắt dạ dày, qua đó làm dịu đáng kể cơn đau thượng vị.

Cách thực hiện

  •  Rửa sạch hoa cúc, để ráo nước rồi bỏ vào ấm
  • Đổ lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy nắp lại cho kín
  • Để khoảng 15 phút sau vớt bỏ xác hoa
  • Thêm mật ong vào, dùng thìa khuấy tan hoàn toàn
  • Chờ cho trà nguội bớt gạn uống dần
  • Để ngủ ngon giấc hơn và ngăn ngừa cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm, bạn có thể uống một tách trà hoa cúc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

6. Cỏ nhọ nồi

Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, cỏ nhọ nồi có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhờ chứa các hoạt chất quý như tanin hay flavonozit. Những chất này giúp chống lại cơn đau dạ dày bằng cách làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm loét, giảm thiểu tổn thương ở niêm mạc dạ dày khi bị axit, vi khuẩn và các gốc tự do tấn công. Do đó, rất nhiều người tin tưởng cỏ nhọ nồi làm thuốc dạ dày tá tràng.

  • Dùng cỏ nhọ nồi độc vị:Bạn hái 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, rửa cho sạch đất cát và cẩn thận khử khuẩn bằng cách ngâm vào nước muối pha loãng 15 – 20 phút. Vớt ra cho ráo nước, đem xay nhuyễn. Dùng rây lọc lấy nước cốt chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi chiều.
  • Dùng chữa đau dạ dày có xuất huyết:Dùng thang thuốc gồm 50g cây nhọ nồi phối hợp với 4 quả đại táo ( táo tàu), 25g tuyết như lai (bạch cập) và 15g cam thảo. Sắc thuốc với nửa lít nước canh cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc uống sau khi ăn trưa và tối 30 phút.

7. Cây khôi tía

Các hoạt chất trong lá khôi tía có khả năng làm giảm sản xuất axit ở dạ dày, chống viêm, giúp tổn thương cũng như các vết loét ở niêm mạc nhanh được chữa lành. Điều này có thể giúp làm giảm triệu chứng đau dạ dày và các dấu hiệu khác như tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…

Cách sử dụng

  • Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc bao gồm các vị ở trên đem sắc với 1,5 lít nước
  • Đun sôi, vặn lửa nhỏ tiếp tục sắc đến khi nước trong nồi cô đặc còn 500ml
  • Gạn ra, chia là 3 lần uống trước các bữa ăn chính trong ngày 30 phút.

**Lưu ý: Không dùng lá tía khôi nấu nước uống thay cho nước lọc hàng ngày. Sử dụng dược liệu này quá liều lượng cho phép có thể gây mệt mỏi, da dẻ xanh xao, tái nhợt và nhiều tác dụng phụ khác.

8. Thuốc dạ dày tá tràng – lá nha đam

Thuốc dạ dày tá tràng được nhiều người sử dụng đó chính là lá nha đam. Thành phần glycoprotein được tìm thấy trong nguyên liệu này là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp chống sưng, thu nhỏ vết loét và chữa lành tổn thương trong dạ dày.

Ngoài ra, gel nha đam còn cung cấp nhiều axit amin, các vitamin B, C, E có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc,làm dịu kích ứng và giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.

Cách 1: Uống nước nha đam

Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt sạch vỏ. Lấy gel nha đam đem ép lấy nước uống. Hoặc bạn cũng có thể xắt nhỏ thành hạt lựu đem nấu với đường phèn chia làm 3 – 4 lần dùng trong ngày, ăn cả nước và cái.

Cách 2: Bài thuốc từ nha đam và mật ong

Mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trung hòa axit dịch vị và làm dịu kích ứng ở niêm mạc nên được kết hợp chung với nha đam để nhanh chóng cắt đứt cơn đau dạ dày khó chịu.

Để sử dụng, bạn lấy gel nha đam xay nhuyễn. Cứ 5 lá nha đam thì trộn chung với 1/2 lít mật ong. bảo quản hỗn hợp trong hũ và để vào tủ lạnh dùng trong vài ngày liên tục. Mỗi ngày uống 3 lần trước các bữa ăn 30 phút, mỗi lần 10ml.

9. Chuối hột

Từ lâu, chuối hột đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc dạ dày tá tràng tự nhiên, giúp khắc phục bệnh một cách an toàn. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp người bị đau dạ dày kiểm soát tốt được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát ở thượng vị, ăn uống lâu tiêu.

Ngoài ra, thành phần protein, kali và fructooligosaccharides cùng các loại vitamin thiết yếu trong chuối hột còn giúp kích thích lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, làm tăng tốc độ tái tạo tế bào để chữa lành tổn thương trong dạ dày và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cách 1: Dùng chuối hột và mật ong

Bạn lấy quả chuối hột già nhưng còn xanh, đem thái lát mỏng và phơi trong bóng râm cho khô. Sau đó nghiền chuối thành bột mịn. Cất vào hũ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu.

Mỗi lần dạ dày lên cơn đau, hãy lấy 2 thìa bột chuối pha với 200ml nước ấm. Thêm vào 2 thìa mật ong, quậy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau và uống hết 1 lần. Dùng bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày này trong 7 ngày liền để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Cách 2: Kết hợp chuối hột với các thảo dược khác

Chuẩn bị 12 quả chuối hột xanh, bạch mao căn 100g, xa tiền ( mã đề) 50g, kim tiềm thảo 50g. Chuối gọt vỏ, thái mỏng, sao vàng. Bỏ tất cả vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chú ý: Những vị thuốc dạ dày tá tràng từ dân gian phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sức khỏe cụ thể, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày tá tràng tại Website Quaythuocvienquany.com. 

© 2021 Quầy Thuốc Hapu. Phát triển bởi Quaythuochapu.com.