Kiết lỵ là căn bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột gây ra khiến người mắc gặp phải những vấn đề khó khăn trong đại tiện, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh kiết lỵ để biết cách phòng tránh và phát hiện kịp thời.
Bệnh kiết lỵ là gì?
Kiệt lỵ là căn bệnh về đường ruột khi bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn như salmonella và shigella. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập và cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp của người bệnh với phân có chứa 2 loại vi khuẩn này. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, bị ô nhiễm hay uống nước, bơi lội tại vùng nước nhiễm khuẩn cũng có thể là điều kiện thích hợp để các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Hiện nay, kiệt lỵ đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể có nguy cơ mắc kiết lỵ. Nhưng thông thương, trẻ em từ 2 – 4 tuổi là đối tượng chủ yếu dễ mắc kiết lỵ.
Mùa hè là thời gian mà bệnh kiết lỵ bùng phát hơn so với mùa đông. Bệnh có thể được hạn chế bằng việc giảm thiểu các tác nhân gây bệnh. Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị kiệt lỵ, nên tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để phát hiện bệnh và tìm phương án điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của kiệt lỵ
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh kiết lỵ là do vi khuẩn shigella gây ra khiến toàn bộ đại tràng và trực tràng bị viêm. Vi khuẩn gây kiết lỵ thường có trong phân. Nếu có người trong gia đình bị bệnh, khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ, tiếp xúc với thực phẩm dễ gây bệnh cho người khác. Hoặc khi sử dụng các loại thực phẩm ngoài hàng có chứa khi khuẩn shigella.
Ngoài ra, không chỉ trên phân người, các loại phân của chó, mèo cũng có chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ khi chơi với chó mèo, sờ vào lông hay bò ra nền nhà khiến tay chứa vi khuẩn kiết lỵ rồi đưa vào miệng chính là nguy cơ gây bệnh điển hình. Ruồi nhặng cũng là một trong những loại côn trùng đóng vai trò trung gian truyền bệnh điển hình.
Những biểu hiện của bệnh kiết lỵ
Rối loạn đại tiện kéo dài
Triệu chứng điển hình của bệnh kiết lỵ là rối loạn đại tiện nghiêm trọng kéo dài. Người bệnh sẽ đi đại tiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ ra một ít phân, thậm chí là không ra phân. Đại tiện khó khăn, bị đau rát hậu môn đi kèm với cảm giác buồn đi đại tiện một cách dồn dập.
Đặc tính của phân
Phân của người bị kiết lỵ thường ít mỗi lần đại tiện. Phân dạng lỏng lẫn với chất nhày niêm dịch, có thể xuất hiện máu tươi, bọt và hơi. Thỉnh thoảng đại tiện không ra phân, lại chỉ có máu và niêm dịch.
Hậu môn đau và mót rặn
Người bệnh kiết lỵ mỗi lần đi đại tiện sẽ thấy đau quặn từng cơn dọc theo đại tràng, vùng sigma và trực tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác mót rặn và đau buốt vùng hậu môn. Sau mỗi lần đại tiện thì hết cảm giác mót rặn và đau, vì vậy trong ngày người bệnh sẽ phải đại tiện nhiều lần.
Một số triêu chứng khác
- Sốt nhẹ, đau quặn dụng và mót rặn.
- Vấn đề về tiêu hóa: biểu hiện này tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, sôi bụng, tắc ruột…
Nếu bạn mắc các biểu hiện của kiết lỵ trên, cần tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh để khám và xét nghiệm kịp thời. Việc điều trị bệnh cần tuân thủ đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh chóng dứt điểm. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo vệ sinh để phòng bệnh tái phát.
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chức năng Rocori Dạ dày Đại tràng của Học viện Quân Y – chuyên hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng nói chung và kiết lỵ nói riêng. Sử dụng Rocori Dạ dày Đại tràng sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng kiết lỵ một cách hiệu quả từ các thành phần thiên nhiên của sản phẩm. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Thông tin về sản phẩm Rocori Dạ dày Đại tràng, bạn có thể liên hệ ngay qua Hotline để được tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm từ các chuyên gia.