Biến Chứng Dạ Dày Trào Ngược

Bệnh dạ dày trào ngược là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây ra các triệu chứng trên thực quản hoặc nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và thậm chí ung thư biểu mô tuyến thực quản.

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY LÀ BỆNH GÌ?

Da day trao nguoc còn được gọi là trào ngược axit, là một bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu như ở  người bình thường, cơ vòng thực quản mở ra để đưa thức ăn xuống dạ dày và đóng lại để ngăn thức ăn chảy ngược lên. Thì ở người  bị trào ngược dạ dày thực quản cơ vòng thực quản không đóng kín được, khiến thức ăn và axit từ dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản.

Đây là căn bệnh phổ biến, tại Việt Nam có từ 5,4 đến 7 triệu người dân mắc phải với nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 25 – 50 tuổi. Đến nay con số này vẫn có xu hướng tăng và có dấu hiệu trẻ hóa, khi các độ tuổi từ 10 – 18 cũng mắc phải ngày một nhiều hơn.

Dựa theo số liệu thống kê, 60% người bệnh da day trao nguoc thực quản bị biến chứng thành các bệnh lý khác như: viêm thanh quản, viêm họng – ho mãn tính, viêm thực quản,… nặng nhất là ung thư thực quản. Nguyên nhân chính dẫn đến trường hợp này là do người bệnh để triệu chứng bệnh kéo dài, trong khi chưa có phương pháp chữa bệnh đặc trị phù hợp, kịp thời.

 

Biểu hiện của da day trao nguoc

Thông thường, những triệu chứng của bệnh da day trao nguoc  bị người bệnh xem nhẹ bởi chúng chưa thực sự rõ ràng và dễ lầm tường thành những bệnh lý về dạ dày khác. Dưới đây là những biến chứng bệnh trào ngược dạ dày:

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: để lại vị chua và đắng trong miệng, thường xuất hiện nhiều vào đêm, kể cả trong khi ngủ hoặc sau khi ăn.

– Khó thở, khó nuốt, hay bị nghẹn kéo dài: Do dịch vị axit trào ngược lên thực quản trong một thời gian gây tổn thương cho cơ quan này nên đã gây ra những triệu chứng đó.

– Ho có đờm, viêm họng: Do tiếp xúc với axit dạ dày trong một thời gian cũng sẽ khiến vùng họng bị tổn thương và dịch bị ứ đọng tại thực quản gây ra các cảm giác ở cổ, đôi khi gây nôn và buồn nôn.

– Phân có đỏ máu hoặc màu đen: Đối với bệnh nhân ở mức độ nặng có thể sẽ khiến xuất huyết dạ dày hoặc thực quản.

– Đau bụng vùng thượng vị dữ dội, dai dẳng: Đây là biểu hiện dễ gây lầm tưởng thành bệnh lý khác.

– Cân giảm đột ngột và không rõ nguyên nhân: Nếu cơ thể bạn có những triệu chứng kể trên kèm theo dấu hiệu này thì khả năng bạn bị trào ngược dạ dày là rất cao. Vì bệnh trào ngược dạ dày khiến cho cơ thể bạn kém hấp thu chất dinh dưỡng, sau một thời gian sẽ khiến cơ thể suy nhược và gầy đi.

Một số yếu tố nguy cơ tăng trào ngược dạ dày

Da day trao nguoc ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và thường do yếu tố lối sống. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của bệnh:

– Béo phì: Cân nặng tạo áp lực lớn lên vùng bụng và cơ thắt thực quản. Do đó, nguy cơ mắc trào ngược sẽ cao hơn so với người có mức cân nặng hợp lý.

– Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc lá chủ động và ngửi khói thuốc bị động): Trong khói thuốc có nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và dạ dày thực quản.

– Ít tập thể dục: Những người lười tập thể dục thường có  nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.

– Dùng các loại thuốc điều trị bệnh: Như hen suyễn, bổ sung canxi, kháng histamin, giảm đau, an thần, chống trầm cảm… thường có nguy cao  bị trào ngược dạ dày

– Phụ nữ mang thai: Do tăng cân nặng và kích thước thai nhi là áp lực lên các cơ quan nội tạng.

– Người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học: Uống rượu, cafe, thức uống có ga, ăn nhiều muối, ít chất xơ, nằm ngay sau khi ăn…

BIẾN CHỨNG DẠ DÀY TRÀO NGƯỢC – NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG

Da day trao nguoc – thực quản sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm nên cần soi thực quản dạ dày định kỳ, hoặc soi dạ dày thực quản khi có một trong các dấu hiệu nêu trên. Khi phát hiện ra bệnh thì cần điều trị sớm và triệt để, điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao và người bệnh càng ít bị biến chứng.

 

Viêm đường hô hấp

Chỉ một lượng nhỏ dịch vị, acid trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi.

Triệu chứng thường gặp là ho kéo dài. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường.

Một số trường hợp còn bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Đây là hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng chỉ ra mối liên quan giữa trào ngược dạ dày thực quản với hen suyễn.

Loét, hẹp thực quản

Một biến chứng khác của da day trao nguoc thực quản là viêm thực quản rồi dẫn đến loét, hẹp thực quản. Dịch vị dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Do vậy, trào ngược dạ dày thực quản còn có tên khác là viêm thực quản trào ngược.

Biến chứng có thể khiến người bệnh khó nuốt, nuốt đau, đau ngực, đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản.

Barrett thực quản

Thực quản bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Biến chứng nặng nề nhất là Barrett thực quản. Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày.

Số người bị trào ngược dạ dày thực quản biến chứng thành Barrett thực quản không nhiều, tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản.

Ung thư thực quản

Da day trao nguoc thực quản dẫn đến Barrett thực quản và gây ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi, kèm với các triệu chứng như nuốt nghẹn, nôn, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả hai bên.

Sau một thời gian mắc bệnh thì toàn thân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút hơn 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng.

PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN DẠ DÀY TRÀO NGƯỢC 

Bị bệnh trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Những phương pháp thăm dò chẩn đoán bệnh da day trao nguoc là:

 

Nội soi thực quản – dạ dày

Nội soi là cách hiệu quả nhất trong chẩn đoán và điều trị viêm thực quản trào ngược. Không chỉ giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mà nội soi còn có thể chỉ ra các tổn thương niêm mạc khác như: viêm thực quản nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng, các bệnh lý khác về đường tiêu hóa.

Chụp X-quang

Thường được sử dụng cho bệnh nhân bị khó nuốt nặng do chít hẹp thực quản, nhằm xác định vị trí bị chít khẹp.

Tuy nhiên, chụp thực quản không hiệu quả trong việc đánh giá trào ngược dạ dày cũng như phát hiện các tổn thương niêm mạc, bệnh nhân vẫn cần nội soi. Có thể xem đây là biện pháp hỗ trợ để nội soi được hiệu quả hơn. Các trường hợp không bị khó nuốt không cần chụp thực quản dạ dày.

Theo dõi pH thực quản trong 24h

Để khảo sát các triệu chứng có liên quan đến việc xảy ra hiện tượng trào ngược hay không, rất hữu ích cho các trường hợp chẩn đoán không rõ sau khi điều trị thử và nội soi. Đối với trường hợp đã chẩn đoán ra kết quả thì không cần thiết thực hiện theo dõi pH.

Xét nghiệm Ambulatory acid (pH)

Bằng cách sử dụng một thiết bị theo dõi đặt trong thực quản nhằm thăm dò, xác định khi nào và trong bao lâu, acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Trong thời gian đặt thiết bị, ống chỉ nằm tại chỗ và kết nối vào một máy tính nhỏ đeo quanh eo hoặc với một dây đeo qua vai. Hoặc màn hình acid có thể là một clip đặt trong thực quản trong khi nội soi. Đầu dò truyền tín hiệu đến một máy tính nhỏ đeo quanh eo trong khoảng hai ngày.

Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry)

Xét nghiệm này đo các cơn co thắt trong thực quản của bạn khi người bệnh nuốt.

BIỆN PHÁP CHỐNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY

Dưới đây là những cách tự nhiên đã được các nghiên cứu khoa học chứng nhận giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh da day trao nguoc:

Không nên ăn quá no

Theo cơ chế sinh lý tự nhiên, khi chúng ta ăn uống, thức ăn sẽ từ miệng theo đường thực quản xuống dạ dày. Trong quá trình này có sự tham gia của cơ vòng thực quản. Bộ phận này hoạt động như một van và khi mở ra sẽ cho phép thức ăn đi xuống dạ dày, rồi sau đó đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và axit dịch vị trào ngược trở lại.

Trường hợp ở những người bị trào ngược, cơ vòng bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng. Hiện tượng trào ngược axit cũng có thể xảy ra khi có nhiều áp lực tác động lên cơ này khiến axit lọt qua kẽ hở.

 

Giảm cân

Khi bạn bị thừa cân, béo bụng áp lực trong bụng có thể tăng cao đến mức khiến cho cơ vòng thực quản dưới bị đẩy lên cao, xa khỏi vị trí được cơ hoành hỗ trợ, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị hoành.

Do đó, những người béo phì và cả phụ nữ mang thai có nguy cơ bị chứng trào ngược và ợ nóng. Tuy vậy, một số nghiên cứu đã chứng minh việc giảm cân sẽ giúp bạn chống lại bệnh trào ngược dạ dày. Thế nên, hãy xem xét đến yếu tố này nếu như bạn đang gặp phải chứng trào ngược.

Thực hiện chế độ ăn Low-carb

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn này có thể chống lại chứng trào ngược axit dạ dày. Các nhà khoa học cho rằng carbohydrate không được cơ thể tiêu hóa hết có thể gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn và tăng áp lực trong bụng. Một số thậm chí suy đoán rằng, điều này lại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây trào ngược. Việc có quá nhiều carbohydrate chưa tiêu hóa trong cơ thể sẽ khiến bạn bị đầy hơi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng diễn ra thường xuyên hơn.

Hạn chế uống rượu

Thói quen uống rượu làm nghiêm trọng hơn tình trạng mà bạn đang mắc phải. Rượu làm tăng tiết axit dịch vị, làm giãn cơ vòng thực quản và đồng thời làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của thực quản.

Nhiều báo cáo sức khỏe chỉ ra rằng, việc uống một lượng rượu vừa phải cũng có thể gây ra các triệu chứng trào ngược ở những người khỏe mạnh. Một số nghiên cứu có kiểm soát cũng cho thấy việc tiêu thụ rượu, bia làm tăng mức độ của các triệu chứng trào ngược hơn ở người không sử dụng.

Không nên uống nhiều cafe

Việc tiêu thụ cà phê cũng đã được chứng minh là làm thư giãn cơ vòng thực quản khiến nó không thể đảm trách được vai trò ngăn cách dạ dày và thực quản. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều người bệnh thường than phiền họ bị tăng ợ nóng sau khi dùng cà phê.

Tránh ăn hành tây sống

Với những người mắc bệnh trào ngược thì hành tây nên được liệt vào danh sách đen những món không nên sử dụng. Bởi lẽ, hành tây sống làm giảm áp lực cơ vòng thực quản, cơ chống lại chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nó còn có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản khiến cho tình trạng ợ nóng tồi tệ hơn.

Nhai kẹo cao su

Khi bị trào ngược, mục tiêu cần giải quyết là phải giảm lượng axit. Việc nhai kẹo cao su sản sinh ra nhiều nước bọt có thể giúp trung hòa axit. Tuy nhiên, không phải loại kẹo nào cũng sẽ cho lợi ích như vậy. Bạn nên sử dụng kẹo cao su không có vị bạc hà, bởi lẽ thành phần này kích thích tăng tiết axit hơn nữa. Cũng cần chú ý chọn loại kẹo không có đường để tránh làm hỏng men và tăng nguy cơ sâu răng.

Hạn chế uống nước có ga

Những bệnh nhân bị da day trao nguoc đôi khi được khuyên hạn chế dùng đồ uống có ga. Lý do: loại thức uống này làm cho dạ dày bị giãn nở, đồng thời tạo áp lực lên cơ vòng đẩy axit dịch vị và các chất chứa trong dạ dày trở lại thực quản.

Thêm vào đó, khí carbon dioxide trong đồ uống có ga khiến việc ợ hơi trở nên thường xuyên hơn, tác động này cũng góp phần làm lượng axit thoát vào thực quản tăng lên.

Không nên uống nhiều nước ép cam, chanh

Dường như độ axit của trái cây họ cam quýt không phải là yếu tố duy nhất góp phần tăng thêm tính nghiêm trọng của bệnh. Bằng chứng là nước cam có độ pH trung tính cũng gây nên tình trạng tương tự. Có thể giải thích rằng một số thành phần bên trong gây kích thích niêm mạc thực quản. Vì thế, bạn không nên uống quá nhiều nước ép từ những loại trái cây trên.

Nằm nghiêng sang trái

Tư thế ngủ này được khuyên nên áp dụng cho người mắc bệnh trào ngược. Khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản giúp chống lại cơn trào ngược dạ dày hiệu quả.

 

Nâng cao đầu khi ngủ

Mẹo để chống lại cơn trào ngược dạ dày là nên kê cao đầu giường lên khoảng 15 cm, lúc này bạn sẽ khó bị trào ngược hơn nhờ trọng lực. Chú ý không nên gối đầu quá cao vì sẽ làm tăng áp lực lên bụng.

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ DẠ DÀY TRÀO NGƯỢC

Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên thử điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn trước. Nếu người bệnh không thấy các triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo toa hoặc phẫu thuật.

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh da day trao nguoc rất tốt. Liên hệ ngay số hotline 0968245000 để được tư vấn.

Đi khám bác sĩ nếu như các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản càng nghiêm trọng hoặc xảy ra  thường xuyên hơn

© 2021 Quầy Thuốc Hapu. Phát triển bởi Quaythuochapu.com.