Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp phải của người Việt Nam, nhất là nhóm người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Do các biểu hiện của bệnh lí trào ngược dạ dày thực quản khá giống với triệu chứng một số bệnh lí khác nên thường bị bỏ qua hoặc coi nhẹ. Điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN LÀ GÌ?
Trào ngược dạ dày thực quản còn có tên khác là trào ngược axit dạ dày, đây là tình trạng dịch dạ dày (gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi,…) bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này diễn ra từng lúc hoặc thường xuyên, đa số xuất hiện sau khi ăn. Khi hiện tượng trào ngược này gây ra các triệu chứng hoặc khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, ước tính có tới hơn 7 triệu người ở Việt Nam mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Con số này cho thấy rằng bệnh này đã và đang xuất hiện phổ biến hơn và đặc biệt, bệnh có thể được bắt gặp ở các lứa tuổi khác nhau.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể do một hay nhiều yếu tố gây ra bao gồm:
Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản
Cơ thắt thực quản dưới (LES) có vai trò đóng và mở đầu dưới của thực quản. Cơ này đóng vai trò như một hàng rào ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Nếu LES bị suy giảm chức năng sẽ không đóng hoàn toàn sau khi thức ăn đi vào dạ dày, khiến axit dạ dày có thể trào ngược vào thực quản. Điều này thường do cấu trúc hoặc cũng có thể do một số loại thực phẩm, đồ uống, thuốc và các yếu tố khác làm suy giảm chức năng của LES.
Béo phì
Béo phì làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Béo phì được coi là nguyên nhân trào ngược dạ dày tiềm ẩn ít người chú ý tìm hiểu nhưng lại là nguyên nhân không thể xem thường.
Căng thẳng
Áp lực và căng thẳng tăng cao sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol. Cortisol là yếu tố làm tăng lượng axit HCl và pepsine gây ra trào ngược axit dạ dày.
Sử dụng thuốc
Có nhiều loại thuốc có thể là nguyên nhân trào ngược dạ dày và khiến các triệu chứng nặng hơn bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chẹn kênh canxi, chủ vận beta-adrenergic, chống trầm cảm ba vòng, kháng histamine….
Ăn quá no
Việc ăn quá no có thể làm căng dạ dày và ruột cũng như làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Điều này sẽ gây ra bệnh đau dạ dày với các triệu chứng như khó tiêu hóa, viêm loét hay trào ngược.
Hút thuốc lá
Việc hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá cũng được coi là yếu tố nguy cơ và nguyên nhân trào ngược dạ dày. Thói quen hút thuốc có thể gây giảm sản xuất nước bọt, làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và tạo ra nhiều axit dạ dày.
Hen suyễn
Nghiên cứu cho thấy có hơn 75% người mắc bệnh hen suyễn mắc phải trào ngược dạ dày. Các cơn ho kèm theo hen có thể dẫn đến thay đổi áp lực ở ngực, gây ra trào ngược.
Uống cafe
Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích thích dạ dày và gây đau. Caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức nên gây viêm loét và làm các triệu chứng dạ dày trầm trọng hơn.
Thoát vị hiatal
Thoát vị hiatal, hay còn gọi là thoát vị dạ dày xảy khi phần trên của dạ dày nằm trên cơ hoành, phần cơ ngăn cách dạ dày với ngực. Chứng này gây ra triệu chứng ợ nóng, khó chịu ở bụng, kích thích cổ họng, ợ hơi và nôn mửa.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ. Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
Nếu như bạn có triệu chứng này với tần suất ít nhất 2 ngày/tuần thì hiển nhiên bạn đã mắc trào ngược dạ dày. Nhưng nếu bạn không có triệu chứng này, bạn vẫn không được chủ quan với bệnh vì chỉ có 14 – 20% bệnh nhân trào ngược có biểu hiện này.
Buồn nôn, nôn
Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.
Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đau tức ngực thượng vị
Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.
Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực, cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.
40 – 45% bệnh nhân trào ngược có triệu chứng này. Người bệnh sẽ bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay nên dẫn đến việc rất dể nhầm sang những bệnh về tim mạch. Thực chất hiện tượng này là đau phần thực quản đoạn qua ngực do bị axit kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh.
Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TRIỆU CHỨNG CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Đừng ăn quá nhiều
Nơi giao nhau giữa thực quản & dạ dày có 1 cơ dạng vòng được gọi là cơ thắt thực quản bên dưới. Nó hoạt động như một chiếc van & có nghĩa vụ ngăn những thành phần axit trong dạ dày đi lên thực quản. bình thường cơ này sẽ đóng. Nó chỉ mở ra khi bạn nuốt, ợ hơi hoặc nôn mửa.
Người bị trào ngược axit, cơ này bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng. Trào ngược axit cũng có thể xảy ra khi có một lực to ảnh hưởng lên cơ thắt thực quản bên dưới khiến cho nó mở ra và axit đc đưa lên thực quản.
Nhai kẹo cao su để giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Bản chất kẹo cao su thiên nhiên không còn tác dụng sử dụng giảm trào ngược nhưng một số tìm hiểu cho biết nhai kẹo cao su sử dụng giảm nồng độ acid trong thực giản.
Kẹo cao su có chứa bicarbonate có tác dụng trung hòa acid. Nhai kẹo cao su đặc làm tăng trưởng tiết nước bọt giúp làm sạch acid trong thực quản.Lưu ý bạn hãy lựa chọn loại kẹo cao su đặc và không có đường nhé.
Giảm cân
Cơ hoành là một cơ nằm phía bên trên dạ dày của bạn. Là “dải phân cách” giữa ổ bụng & lồng ngực. Ở người mạnh khỏe, cơ hoành tăng mạnh hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới một cách tự nhiên và thoải mái.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nếu như bạn có quán nhiều mỡ bụng, áp lực trong ổ bụng của chúng ta cũng có thể trở nên cao đến mức cơ vòng thực quản dưới bị đẩy lên trên, ra khỏi sự hỗ trợ của cơ hoành. Đây cũng chính là là tại sao chính khiến cho những người béo phì và những phụ nữ thai có nguy cơ bị trào ngược và ợ chua.
Hạn chế sử dụng bia rượu
Uống rượu bia nhiều sẽ làm làm tăng cường mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược axit & chứng ợ nóng. Nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng bằng cách tăng axit dạ dày, sử dụng giãn cơ vòng thực quản dưới làm suy giảm chức năng tự loại trừ axit của thực quản. Các nghiên cứu có đối chứng cũng chỉ ra rằng uống rượu hoặc bia sử dụng tăng các triệu chứng trào ngược so với uống nước lọc.
Không sử dụng quá nhiều cà phê
Các tìm hiểu cho thấy rằng cafe tạm thời làm suy yếucơ vòng thực quản dưới, làm gia tăng nguy cơ trào ngược axit
Việc uống cà phê có thể dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản trầm trọng. Nếu cafe khiến bạn bị ợ chua, chỉ cần tránh hoặc hạn chế uống.
Không nên nằm ngay sau ăn
Theo một số nghiên cứu người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn trong vòng ba giờ trước lúc đi ngủ. Vì ăn gần giờ đi ngủ có liên quan đến sự gia tăng triệu chứng trào ngược.
CÁCH ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN NGAY TẠI NHÀ
Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ
Hoạt chất Curcurin ở trong nghệ mang lại hiệu quả điều trị cao trong việc ức chế hoạt động, phát triển của các loại vi khuẩn, ngăn cản đáng kể sự tiết dịch vị axit. Ngoài ra, nó còn kích thích sự tiết mật và giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Không chỉ vậy, Curcurin còn giúp ức chế, ngăn ngừa tình trạng viêm loét xảy ra ở thành dạ dày. Đồng thời, hoạt chất này chính là tấm áo bảo vệ dạ dày tránh khỏi các tác nhân gây hại từ các gốc tự do…
Cách thực hiện bài thuốc từ nghệ:
Cách 1:
- Nghệ tươi sau khi rửa sạch thì gọt phần vỏ bên ngoài.
- Tiếp theo, bạn cho nghệ cùng với 1 bát nhỏ nước ấm vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc phần bã riêng và phần nước thu được riêng.
- Lấy nước nghệ đun sôi và để nguội. Sau đó, bạn cho nước vào lọ thủy tinh, đậy kín và bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh.
- Thời điểm tốt nhất để uống nước nghệ đó là sau khi ăn. Mỗi ngày, bạn chia đều ra và uống 7 lần/ngày.
Cách 2: Dùng bột nghệ và mật ong
- Trộn hỗn hợp 2 thìa mật ong, 3 muỗng nghệ và khuấy đều.
- Dùng tay vo hỗn hợp trên thành các viên nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh để bảo quản trong tủ mát.
- Mỗi ngày, bạn nên dùng từ 6 đến 8 viên sau khi ăn và uống cùng với nước ấm.
Giảm trào ngược dạ dày với Baking Soda
Baking Soda có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giúp sát trùng làm sạch đường họng, ngăn ngừa vi khuẩn và acid trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài ra, chất này còn có khả năng trung hòa acid, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn pha khoảng 1 thìa baking soda với 200ml, khuấy tan và uống mỗi ngày 2 – 3 ly. Thực hiện tối đa trong 7 ngày. Không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng kéo dài bởi có thể gây 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước,…
Trà gừng
Gừng là loại gia vị đã rất quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Chúng có tính ấm, có khả năng xoa dịu khó chịu, đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Hơn nữa, gừng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, vì thế mà chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn, đầy bụng cũng được cải thiện.
Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn hoặc pha thành trà uống rất tiện lợi. Cách pha trà như sau:
-
Dùng 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
-
Đun trong nồi nước nhỏ cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.
-
Lấy nước uống, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.
Uống nước gừng khi ấm là tốt nhất, vì thế không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.
Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này có công dụng làm lành các vết loét, kháng viêm và kiểm soát tốt axit thừa trong dạ dày.
Cách sử dụng:
– Cách 1:Trầu không sau khi rửa sạch và ngâm muối thì cho vào trong ấm nấu khoảng 15 phút. Sau đó, bạn lấy phần nước ra để nguội và sử dụng đều đặn mỗi ngày.
– Cách 2: Chọn những lá trầu non đem đi rửa sạch, ngâm với muối. Sau đó, bạn vớt ra để ráo nước rồi nhai sống. Thực hiện việc nhai trầu không hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể triệu chứng của viêm loét dạ dày.
Lá mơ chữa trào ngược dạ dày thực quản
Dịch ép từ lá mơ giúp kháng viêm, sát trùng, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn. Bài thuốc này còn làm thuyên giảm những cơn đau dạ dày, đau bụng, trào ngược,… khá hiệu quả.
Cách sử dụng:
Cách 1: Uống nước lá mơ
- Lấy khoảng 20 đến 30g lá mơ rửa sạch vè ngâm với nước muối.
- Sau đó, bạn giã nát rồi vắt lấy nước để uống.
- Mỗi ngày, bạn nên sử dụng đều đặn 1 lần/ngày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng quả sung
Bài thuốc từ quả sung giúp cải thiện hiện tượng trào ngược ở dạ dày và điều trị các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chán ăn, đầy bụng…
Cách sử dụng bài thuốc từ quả sung:
- Quả sung sau khi rửa sạch thì bổ ra làm đôi và ngâm với nước muối.
- Sau đó, bạn để sung ráo nước rồi cho vào chảo để sao vàng lên.
- Bạn tán nhuyễn sung thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh kín.
- Mỗi khi sử dụng, bạn chỉ cần khuấy đều nước ấm với 5gram để dùng dần.
Nha đam chữa trào ngược dạ dày
Nha đam có tính hàn, vị ngọt. Nhiều người thường sử dụng nha đam để điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược, viêm loét dạ dày…
Cách sử dụng: Nha đam với mật ong
- Chuẩn bị 500ml mật ong và 5 lá nha đam.
- Nha đam sau khi rửa sạch, loại bỏ gai và phần xanh phía bên ngoài thì giữ lại phần gel trắng ở bên trong.
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần gel trắng.
- Đổ hỗn hợp trên vào một bình thủy tinh và cho mật ong vào khuấy đều. Bạn cần bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để dùng lâu dài.
Tỏi chữa trào ngược dạ dày
Các hoạt chất có trong tỏi giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại vùng niêm mạc dạ dày, từ đó hạn chế được tình trạng bệnh.
Cách sử dụng bài thuốc từ tỏi như sau:
- Chuẩn bị 15g tỏi và 100ml mật ong.
- Tỏi sau khi được bóc vỏ, rửa sạch thì đem đi đập dập.
- Sau đó, lấy phần mật ong rót vào hũ tỏi rồi ngâm trong vòng 3 tuần. Sau 3 tuần, bạn đã có thể sử dụng được hỗn hợp này.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh lý hay muốn tư vấn thêm và các bài thuốc điều trị bệnh thì hãy liên hệ ngay đến số hotline 0968245000.